• Giới thiệu Team MIX
  • Liên hệ

Tạp chí MIX

  • Thu âm
  • Mixing & Mastering
  • Sự nghiệp
  • Công cụ
  • Sáng tác

Mixing Hiệu quả hơn với Combo Monitor tuyệt vời này

20/05/2022 viết bởi Nguyễn Thái Hà Leave a Comment

Trong video “Single-Driver Monitor: Vũ khí Bí mật của các Mixing Engineer”, tôi đã giới thiệu với các bạn những lợi ích tuyệt vời của hệ thống monitor bổ trợ 1 đường tiếng (Single Driver Monitor – SDM). Tuy nhiên, để khai thác hết các bối cảnh sử dụng hữu ích của chúng, tôi nghĩ mình còn nợ các bạn thêm 1 bài viết nữa.

Dành cho người lười đọc

Nếu bạn là người lười đọc (như tôi), hãy xem luôn video này để có trải nghiệm tốt nhất:

True Mono (True Point-Source) Monitoring

Thay vì dùng cả 1 cặp loa và nghe ở mono để kiểm tra bản mix, bạn hãy chuyển chế độ monitor sang mono và tắt 1 kênh của power amp (hoặc thực hiện trên monitor controller). Lúc này, bạn sẽ nghe được True Mono Source, hoặc cách hiểu khác là True Point-Source.

Phantom Center vs Physical Center 2

Nếu hardcore hơn, thậm chí, bạn có thể sử dụng setup với 03 loa single driver monitor, trong đó 01 chiếc loa bố trí ở chính giữa chỉ dùng để phát / nghe nguồn tín hiệu mono khi cần.

2.0 vs 3.0 monitor setup

Nếu tiết kiệm hơn, bạn chỉ cần mua 1 chiếc loa SDM chuyên dùng cho mục đích sử dụng này. Còn khi nghe stereo, bạn nghe bằng monitor chính hoặc headphone.

Sử dụng 1 Single Driver Monitor duy nhất chuyên để nghe mono

Sử dụng 1 Single Driver Monitor duy nhất chuyên để nghe mono

Có thể bạn chưa biết, 1 chiếc loa (trừ line-array) thông thường luôn nhắm tới mục tiêu tạo ra cảm giác âm thanh phát ra từ 1 điểm duy nhất – Point-Source. Khi đó, cảm nhận của người nghe về nguồn phát sẽ tự nhiên nhất.

Line Source vs Point Source

Line Source vs Point Source

Nếu bạn sử dụng 1 cặp loa và chơi mono, cảm giác về nguồn phát của bạn sẽ được tập trung chủ yếu vào khu vực trung tâm ảo (phantom center) giữa 2 chiếc loa. Trong bối cảnh này, bạn có thể kiểm tra được nhiều vấn đề về cân bằng của bản mix, rồi các vấn đề về phase… Nhưng dù gì nó vẫn là ảo.

Tuy nhiên, nếu bạn bỏ hẳn 1 chiếc loa, chỉ chơi 1 chiếc single driver monitor duy nhất. Lúc này âm thanh bạn sẽ nghe thực sự là True Point-Source đúng nghĩa. Tức là tất cả nguồn phát mono bạn nghe đến từ 1 củ loa duy nhất, 1 điểm vật lý duy nhất chứ không phải Phantom Center. Không có crossover distortion, không có channel crosstalk.

Phantom Center vs Physical Center

Âm thanh, đặc biệt là trung âm và âm cao, sẽ trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Thậm chí rõ tới mức làm bạn có cảm giác không quen.

Bạn có thể sử dụng chế độ này để kiểm tra rất nhiều lỗi liên quan tới cân bằng âm lượng nhạc cụ, giọng hát, automation âm lượng lead vocal hoặc nhạc cụ solo, chồng lấn tần số giữa các nhạc cụ, cường độ effect…

Thử nghiệm với vị trí đặt loa bất thường

Thông thường trong studio, chúng ta hay đặt 1 cặp loa đối xứng, phía trước mặt để nghe kiểm âm. Tuy nhiên, với loa monitor bổ trợ như SDM, không nhất thiết lúc nào bạn cũng cần phải làm như vậy.

Để kiểm tra bản mix dưới góc nhìn của một người nghe nhạc thông thường, bạn đôi khi cũng nên thử nghe và kê loa… ảo như họ.

Vị trí nghe bất thường có thể vén màn những yếu điểm khó thấy của bản mix

Vị trí nghe bất thường có thể vén màn những yếu điểm khó thấy của bản mix

Đôi khi bạn có thể đứng nghe kiểm tra từ… sau lưng loa, lệch hẳn sang trái/phải, ngồi xuống gầm bàn, nghe từ cửa phòng bên cạnh… Bạn cũng có thể xếp 2 chiếc loa cạnh nhau thay vì đối xứng giữa 2 bên, rồi đặt 2 chiếc loa đó lên.. nóc tủ, phát nhạc từ 1-2m sau lưng…

Đôi lúc bạn sẽ có những khám phá bất ngờ khi so sánh bản mix của mình và bản mix của các ca sĩ nổi tiếng thế giới trong lúc nghe kiểm tra ở các bối cảnh dị thường như vậy.

Nếu không có SDM, bạn có thể dùng 1 chiếc loa nghe nhạc thông thường để làm nguồn kiểm tra bản mix bổ trợ

Nếu không có SDM, bạn có thể dùng 1 chiếc loa nghe nhạc thông thường để làm nguồn kiểm tra bản mix bổ trợ

Ở studio cũ của tôi, tôi luôn có 1 chiếc boombox của Sony được đặt phía trên góc phòng, sau lưng để sử dụng với mục đích này. Trick này tôi học của Chris Lord Alge. Rất thú vị, và bạn cũng nên thử 1 lần.

High-end Studio Sound với ngân sách dưới 30 triệu

Chắc các bạn nghĩ tôi đang bị ngáo khi đưa ra lời giới thiệu trên. Nếu thật sự non kinh nghiệm, khi nghe người khác nói về phương pháp setup này, bạn rất có thể có suy nghĩ như vậy.

Cũng dễ hiểu, trong studio, giả sử là studio cỡ nhỏ dưới 20 m2, 1 cặp midfield monitor high-end có giá từ khoảng 180 triệu đổ lên. Mua loa xong rồi lại phải xử lý âm học chuyên nghiệp nữa, không thì vứt loa đi. Tiền xử lý âm học chuyên nghiệp thật sự cho 1 phòng 20 m2 cũng bét nhất phải là 150-250 tr, khó có thể ít hơn được.

High end studio monitor cần high end acoustic treatment để phát huy hết năng lực

High end studio monitor cần high end acoustic treatment để phát huy hết năng lực

Cộng sơ sơ đã hơn 430 triệu, gấp hơn 14 lần con số tôi giới thiệu để có high-end studio sound. Làm sao điều đó có thể xảy ra được?

Hoàn toàn có thể. Và tôi đã làm rất nhiều bản mix với setup như vậy rồi.

Có thể bạn đã biết, nếu so về cùng 1 mức chất lượng trải nghiệm âm thanh, headphone là giải pháp kinh tế hơn rất nhiều. 1 chiếc headphone trung cấp chất lượng tốt như Beyerdynamics DT880, Sennheiser HD600 hay Sennheiser HD650 hoàn toàn có thể cho âm thanh tương đương hoặc tốt hơn một hệ thống monitor có giá gấp 10 lần và được đặt trong một căn phòng đã xử lý âm học chuyên nghiệp.

Một trong những điều cực kỳ quan trọng mà bạn cần hiểu, đó là không giống như loa monitor, headphone không quan tâm tới phòng. Do đó, bạn nghe headphone trong phòng chưa xử lý hay xử lý chuyên nghiệp trải nghiệm âm thanh sẽ không hề bị ảnh hưởng.

Studio headphone có thể cho chất lượng âm thanh vượt xa monitor đắt tiền nếu không có phòng chuẩn về âm học

Studio headphone có thể cho chất lượng âm thanh vượt xa monitor đắt tiền nếu không có phòng chuẩn về âm học

Ngay cả khi bạn lựa chọn 1 headphone high-end như Sennheiser HD800, HD800S bạn vẫn chỉ phải bỏ ra 1 số tiền rất nhỏ, bằng chưa tới 1/10 so với mua high-end monitor và xử lý phòng chuyên nghiệp.

Ok, tôi hiểu, bạn đang tranh luận rằng mixing trên headphone khó hơn trên loa. RẤT chính xác. Mixing trên headphone, bạn sẽ gặp khó khăn khi thực hiện những tác vụ cực kỳ quan trọng sau:

  1. Cân bằng âm lượng giữa các track
  2. Điều chỉnh level tối ưu cho effect
  3. Level Automation
  4. Đánh giá stereo image

Ơ, hình có cái gì quen quen ở danh sách này thì phải…

Bạn có nhận ra rằng, đây chính là danh sách những ưu điểm của hệ thống monitor single-driver mà tôi đã từng giới thiệu lần trước không? Vậy là ẩn số cuối cùng của bộ công thức high-end studio sound dưới 30tr của chúng ta đã hoàn tất.

Bạn chỉ cần 1 cặp loa monitor dạng single-driver cao cấp như DYNAMIK TPS và 1 headphone trung cấp hoặc cao cấp có âm thanh trung thực như DT880, HD600, PM-3, HD650, HD800, HD800S…, gần như mọi yêu cầu của 1 hệ thống monitor high-end đều đã thỏa mãn.

Combo monitor hoàn hảo cho high-end studio sound mà không hại thận

Combo monitor hoàn hảo cho high-end studio sound mà không hại thận

Bạn có đầy đủ ưu điểm của headphone cao cấp như chi tiết, trung thực, không có crossover distortion, độ méo thấp, low frequency cực flat và không bị ảnh hưởng bởi phòng… cùng ưu điểm của hệ thống single-driver giúp khắc phục toàn bộ nhược điểm khi mixing của headphone.

Việc chuyển đổi qua lại giữa headphone và hệ thống SDM sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả, chính xác, tiết kiệm, đỡ mệt hơn so với việc chỉ sử dụng headphone để mix.

Hơn nữa, các hệ thống SDM gần như không có sub-bass, do đó, bạn chỉ cần vài tấm tiêu âm đơn giản bố trí ở các điểm phù hợp trong phòng để cải thiện sự chính xác của SDM từ khoảng 100Hz trở lên là đủ chứ không cần phải xử lý âm học rất chuyên nghiệp như khi bạn sử dụng monitor thông thường.

Dynamik TPS Frequency Response

Dynamik TPS Frequency Response

Avantone Mixcube Frequency Response

Avantone Mixcube Frequency Response

Setup này vô cùng hiệu quả, thực dụng, chất lượng âm thanh xuất sắc, có tính cơ động cao (khi đi công tác, đi nghỉ mát dài ngày…), khả năng translate rất tốt với mức chi phí cực kỳ dễ chịu. Nó hiệu quả hơn bất kỳ một setup nào với loa monitor thông thường từ vài chục tới trăm triệu trong một studio không hề được xử lý hoặc xử lý âm học kém chuyên nghiệp.

Bạn có thể ôm nguyên combo monitor này đi công tác hoặc nghỉ mát dài ngày mà vẫn có trải nghiệm monitor high-end ở trong khách sạn!

Bạn có thể ôm nguyên combo monitor này đi công tác hoặc nghỉ mát dài ngày mà vẫn có trải nghiệm monitor high-end ở trong khách sạn!

Tuy nhiên, setup này cũng có nhiều yếu điểm so với 1 hệ thống combo loa monitor cao cấp trong phòng chuẩn về âm học.

  1. Điểm yếu lớn nhất của setup này là bạn sẽ không thể trải nghiệm hoặc kiểm tra bản mix ở high SPL từ 105-115 dB Continuous
  2. Bạn không thể nghe full-range từ môi trường loa. Trải nghiệm nghe full range từ headphone không bao giờ có thể so sánh được với trải nghiệm nghe full range từ high end monitor trong phòng xịn. Chấm hết.
  3. Setup này mang tính chất tự kỷ, tự sướng cao vì bạn chỉ có thể sướng 1 mình, không thể cùng bạn bè phê pha với bản phối, bản mix 1 cách thoải mái như khi dùng loa monitor high-end được. Tôi thì không có vấn đề gì với nhược điểm đó cả.

Với setup này, tôi đã mix nhiều sản phẩm chất lượng, được nhiều mastering engineer đánh giá cao, trong đó có cả mastering engineer đã đạt giải Grammy. Tôi bắt buộc phải chia sẻ cụ thể ra như vậy để các bạn hiểu tôi đang ko xui trẻ con ăn cứt gà mà là từ kinh nghiệm thực tiễn, từ kiến thức tổng hợp cả lĩnh vực thiết kế hệ thống âm thanh, kỹ thuật studio và âm học mà ra.

Túm cái váy

Hi vọng 03 mẹo nhỏ mà tôi chia sẻ ở đây, cùng với bài viết/video gợi ý những ứng dụng cực kỳ hữu ích của loa single-driver sẽ giúp anh em có thêm 1 công cụ tuyệt vời để cải thiện chất lượng bản mix. Nếu làm theo mẹo số 3, anh em cũng có thể có được một combo mixing chất lượng cao, cơ động tuyệt vời chỉ với ngân sách đầu tư vừa phải.

Chúc anh em thành công.

(Visited 533 times, 1 visits today)

Nên đọc thêm:

  1. Đánh giá Adam T5V Studio Monitor
  2. Đánh giá Nearfield Studio Monitor Adam T8V
  3. Single Driver Monitor – “Vũ khí Bí mật” của các Mixing Engineer
  4. Bên trong “Thế Giới Tưởng Tượng”
  5. Đánh giá ADAM T7V – Nearfield Studio Monitor
  6. H&Đ #2: Vocal production, EQ, Reverb & mixing Strings… (có audio minh họa)

Filed Under: Công cụ, Mix & Master Tagged With: monitor, sdm, single driver monitor, studio monitor

DYNAMIK Pro Studio Monitors

About Nguyễn Thái Hà

Sound system & Acoustics Designer
Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực studio, thiết kế studio và hệ thống âm thanh, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng cộng đồng những người yêu âm thanh, âm nhạc phát triển bền vững ở Việt Nam.

Hãy kết nối với tôi qua Facebook cá nhân nhé!

Rất vui được làm quen và làm việc cùng bạn.

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

iSS Acoustics Thiết kế và Thi công Studio/Phòng thu Cao cấp tại Việt Nam

Nhiều người đọc

  • 6 thiết bị cơ bản để thu âm tại nhà với chất lượng chuyên nghiệp
  • Compressor cơ bản dành cho người “chậm hiểu”
  • Cách sử dụng Reverb cơ bản và “an toàn” cho người mới tập mix
  • MIDI 101: Xóa mù ngay kẻo mãi đi sau thời đại
  • Cách sử dụng Cubase Elements 7 “miễn phí” và bổ sung Sidechain Input
  • 5 phím tắt tự tạo trong Cubase giúp bạn tăng hiệu quả làm việc
  • Guitar Pro 5: Soạn nhạc như dân Pro (Phần 3)
  • Cubase Elements 7: Bạn có sẵn sàng từ bỏ Cubase 5 Full?
  • Dàn máy làm nhạc 10 triệu (Windows) [2015]
  • Guitar Pro 5: Phần mềm soạn nhạc cực kỳ hiệu quả (Phần 1)

Đánh giá

  • T10S
  • Adam T8V
  • Austrian Audio OC818
  • Adam T7V
  • T5V
  • ATH-M20x
  • Harrison Mixbus 3
  • Desktop Konnekt 6
  • AT2020
  • Cubase Elements 7

Còm mén

  • Nguyễn Thái Hà on Compressor cơ bản dành cho người “chậm hiểu”
  • Git on Compressor cơ bản dành cho người “chậm hiểu”
  • Nguyễn Thái Hà on Reverb 101: Thiết kế Không gian – Thông số phòng (P4)
  • Đình Lộc on Reverb 101: Thiết kế Không gian – Thông số phòng (P4)
  • Đức Tài on Công cụ tính thời gian delay, reverb tự động

About MIX

Tạp chí MIX chia sẻ những kinh nghiệm sáng tác và sản xuất âm nhạc, phát triển sự nghiệp âm nhạc dành cho những người yêu nhạc nghiêm túc. Đọc thêm về Team MIX

Tags

bass classic studio monitors compression cubase daw export guitar hướng dẫn hỏi đáp interview mastering mid-field monitor máy tính làm nhạc mới bắt đầu nearfield monitor offline phần mềm phỏng vấn preset quan điểm realtime reaper render reverb review routing sidechain signal flow song inspector sound design studio monitor Studio One studio subwoofer studio tour subwoofer thiết kế phòng thu thủ thuật tiêu âm tiếp thị âm nhạc video vocal vst yamaha ns-10m studio đánh giá

Copyright © 2013 Tạp chí MIX