• Giới thiệu Team MIX
  • Liên hệ

Tạp chí MIX

  • Thu âm
  • Mixing & Mastering
  • Sự nghiệp
  • Công cụ
  • Sáng tác

Tại sao tôi lại sử dụng Audio Plugin và VSTi miễn phí?

23/01/2017 viết bởi Nguyễn Thái Hà 5 Comments

2017 đã đến. Đây là thời điểm tốt để chúng ta lập ra kế hoạch cho năm mới. Kế hoạch có thể to tát như kiếm được 1 con Lamborghini, cưới vợ, đẻ con… hoặc cũng có thể chỉ đơn giản như thay đổi 1 thói quen không tốt: bỏ thuốc, hạn chế uống rượu.

Với mình, năm nay vẫn giống năm ngoái: Tăng thêm nữa số lượng phần mềm miễn phí hoặc có bản quyền để tiến tới một cỗ máy làm việc sạch sẽ, ổn định và quan trọng nhất là… không hổ thẹn với bản thân.

Audio Plugins và VSTi Miễn phí có đáng dùng không?

Audio Plugins và VSTi Miễn phí có đáng dùng không?

Quan điểm của mình về việc sử dụng phần mềm không có bản quyền ở Việt Nam rất đơn giản: Ai cảm thấy thích như thế nào thì cứ dùng như vậy, nhưng cá nhân mình thấy là không nên dùng thuốc.

Ngoại trừ những lý do mà ai cũng biết như nguy cơ nhiễm virus, hệ thống kém ổn định, không được hỗ trợ chính hãng, không được update, bị ban khỏi các forum support của hãng…

Lý do chính khiến mình không muốn tiếp tục dùng thuốc từ khá lâu rồi: mình cảm thấy áy náy với developer, đặc biệt là các nhà phát triển đơn độc/nhóm nhỏ.

Câu chuyện #1: Audio Developer và chiếc bánh mì

Có lần, mình lướt web để tìm hiểu về 1 plugin mới, tên hãng khá lạ tai vì developer (nhà phát triển) là người Đức – 1 đất nước mình rất ngưỡng mộ. Mình vô tình kiếm được 1 hình ảnh trên FaceBook của anh này.

Trông nhìn lếch tha lếch thếch, đầu tóc chắc mới 1 tháng chưa gội và đang gặm bánh mì… Tóm lại mình thấy rất thương, đặc biệt là sau khi biết anh ta đã bỏ công việc chính từ 2 năm trước để tập trung hoàn toàn vào viết audio plugin.

Hàng của hắn thậm chí còn KHÔNG thèm sử dụng bất cứ biện pháp bảo vệ bản quyền nào vì hắn cho rằng việc kích hoạt mã hay các thao tác active lằng nhằng chỉ tổ làm người mua bực mình và không công bằng với họ. Hắn cũng tin rằng người mua sẽ tôn trọng hắn, không tự share cho người khác…

Mình cũng lật track record về chất lượng plugin, support, tần suất update của “hãng” này thì thấy mọi thứ đều rất tốt. Người mua rất yêu thích không chỉ plugin mà còn bản thân hắn nữa.

Thế nhưng, chỉ cần search tên plugin + chữ torrent 1 phát, cả đống kết quả hiện ra. Mình tự hỏi thế thì hắn sẽ sống bằng gì và sực nhớ lại quãng thời gian mình nghỉ việc để vùi đầu vào thứ mình đam mê, quãng thời gian ý khó khăn vô cùng. Mình thấy xấu hổ vãi c*t.

Đó mới chỉ là 1 trong số các câu chuyện về developer cá nhân/team nhỏ mà mình từng biết. Có nhiều hãng trong đó đã phá sản dù sản phẩm tốt (có ai nhớ đến hãng URS Softwares?)

Kể từ đấy, mình gỡ rất nhiều hàng thuốc trong máy và cố gắng hỗ trợ developer mình yêu thích nhiều nhất có thể trong phạm vi kinh tế cho phép.

Bạn có thể thấy Tạp chí MIX hoặc mình chưa bao giờ khuyến khích người khác dùng thuốc dù rất rất nhiều người đã hỏi mình “thí chủ có link ko”. Share các link thuốc đó hiển nhiên là 1 cách cực kỳ hiệu quả để câu view, câu người đọc cho TCM nhưng mình thấy thực sự không nên làm.

Câu chuyện #2: Sưu tầm “hàng hiệu”

Câu chuyện này là 1 bài học cá nhân của mình cách đây vài năm khi mình còn là 1 plugin collector chính hiệu và luôn hi vọng plugin ngon sẽ là 1 thứ vũ khí giúp mình mix khủng hơn => ngu vãi c*t

Mình chỉ thực sự tỉnh ngộ sau khi được tận mắt chứng kiến thầy của mình (chưa dạy mình ngày nào nhưng mình ngưỡng mộ nên gọi là thầy) mix 1 project (mà mình cũng đang có multitrack để mix) sử dụng 95% plugin mặc định của Reaper. Bản mix đó đập chết tươi bản mix dùng toàn plugin “hàng hiệu” của mình 1 cách dễ dàng. Quá phũ

Stock Plugins của DAW không hề tệ như bạn nghĩ!

Stock Plugins của DAW không hề tệ như bạn nghĩ!

Kể từ đó, mình dừng chơi “thuốc” và tập trung vào tận dụng những thứ sẵn có như plugin đi kèm theo DAW (Cubase, Reaper, Pro Tools…) và vài plugin miễn phí yêu thích. Thật may, mình nhận thấy mình tiến bộ nhanh hơn rất nhiều so với hồi trước.

Hàng có sẵn của DAW cũng không hề tệ như nhiều người nghĩ. Nếu dùng chức năng Generic UI để bỏ đi các yếu tố đồ họa đẹp mắt (vốn mang lại cảm giác cao cấp, vintage…) trên các plugin trả phí khác thì không nhiều người nhận ra được sự khác biệt về chất lượng bằng tai so với hàng có sẵn.

SoniVox Strings (SVS) và Bình luận Cá nhân

Hôm qua mình có share 1 deal rất tuyệt vời của SoniVox Companion Strings (hiện đang giảm giá 99% còn có 1$ – hạn chót 31/1/2017). Có nhiều anh em nói có thuốc rồi hoặc thắc mắc sao phải mua. Mình cũng không thấy bực gì cả vì mình biết có thời mình cũng đã như vậy.

SoniVox Orchestral Companion Strings

SoniVox Orchestral Companion Strings

Cũng có anh em nói sản phẩm này tệ hoặc thậm chí so sánh nói không bằng “General MIDI”, “Phí cả bát phở”… WTF? Dù có không thấy nó tốt đi nữa, việc so sánh như vậy quả thực là 1 sự sỉ nhục to lớn với developer, nhất là khi họ đã cho hàng nghìn người có cơ hội sở hữu một sản phẩm tốt với mức giá bằng ½ bát phở 2016.

Mình đã từng dùng nhiều thư viện rất khủng khác (cũng đã gỡ sạch từ lâu) và mình biết điểm yếu, điểm mạnh, ứng dụng phù hợp của SoniVox Strings (SVS) là gì so với các sản phẩm kia. Nhưng thực sự đọc đến đó mình rất sôi máu…

Việc làm cho 1 thư viện Orchestra nghe như thật thường tốn khá nhiều công sức. Quan trọng nhất là arrangement, lựa chọn articulation, automation, điều chỉnh CC parameters, điều chỉnh timing, sắc thái… Cá nhân mình nhận thấy nếu bạn làm tốt được những việc trên thì gần như thư viện nào cũng trở nên có tiềm năng.

Qua đánh giá nhanh của mình, SVS có âm thanh thô đúng như vừa từ tracking session ra (mình đã từng mix 1 bài thu nguyên string section thật) chứ không có cảm giác qua xử lý sơ như 1 số library khác. Lựa chọn về mic không nhiều nhưng âm thanh gốc (khi đã làm tốt các thứ mình nói ở trên) dư sức đáp ứng cho các bản nhạc pop, rock, rnb… thậm chí là soundtrack.

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể sử dụng SVS để làm đầy thêm âm thanh của thư viện khác (LASS, Berlin, EWQL…) bằng cách khéo léo layering hoặc layering với dàn dây thu thật để tăng độ sâu, ẩm ướt, che lỗi…

Lướt nhanh trên YouTube, bạn có thể tìm được ít nhất 10 video demo SVS. Ngay lập tức, bạn có thể để ý, chất lượng của SVS cảm nhận khác nhau vô cùng rõ rệt với những người viết nhạc ở các trình độ khác nhau. Có người làm mình nghe xong 2s là tắt, có người làm mình muốn nghe hết.

Vậy chốt lại ở đây là gì? Nếu bạn có đủ khả năng mua những bộ thư viện high end như LASS, quá tốt. Nếu bạn chơi thuốc với LASS hay EWQL hay Berlin bạn không nên nói về SVS như vậy. Rất có thể, bạn đang chưa khai thác được hết tiềm năng của nó.

Túm cái váy

  1. Nếu bạn mới học, thay vì sưu tầm và chơi thuốc, hãy thử mấy thứ có sẵn/miễn phí và nghịch nó sâu sâu 1 tí đã. Hiện nay rất nhiều plugin miễn phí có chất lượng tốt. Ngoài ra, các developer nhỏ có xu hướng ra 1 bản miễn phí rút gọn tính năng nhưng giữ nguyên chất lượng âm thanh để người dùng thử trải nghiệm thay vì cho bản demo/trial. Bạn nên thử cả những sản phẩm đó thay vì tìm torrent bản full ngay lập tức
  2. Nếu bạn đang kiếm được tiền từ những thư viện “thuốc”, plugin thuốc, hãy cố gắng trả ơn developer dần dần miễn sao phù hợp với hoàn cảnh kinh tế
  3. SVS không phải là the best (cái gì là the best? Chả có bộ nào cả) nhưng chắc chắn là hơn General MIDI và không phí bát phở
(Visited 8,846 times, 1 visits today)

Nên đọc thêm:

  1. Bên trong “Thế Giới Tưởng Tượng”
  2. Đánh giá Adam T5V Studio Monitor
  3. Reaper 5 – Thần chết đáng yêu nhất hành tinh
  4. Cubase Elements 7: Bạn có sẵn sàng từ bỏ Cubase 5 Full?
  5. Harrison Mixbus 3 – Đột phá bằng cách quay ngược thời gian
  6. H&Đ #2: Vocal production, EQ, Reverb & mixing Strings… (có audio minh họa)

Filed Under: Công cụ, Sự nghiệp âm nhạc Tagged With: quan điểm

About Nguyễn Thái Hà

Sound system & Acoustics Designer
Với hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực studio, thiết kế studio và hệ thống âm thanh, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng cộng đồng những người yêu âm thanh, âm nhạc phát triển bền vững ở Việt Nam.

Hãy kết nối với tôi qua Facebook cá nhân nhé!

Rất vui được làm quen và làm việc cùng bạn.

Comments

  1. Phước says

    07/02/2017 at 22:19

    Anh Hà cho em hỏi một số audio plugin dùng trong nhạc hiphop mà nổi tiếng ấy anh và nếu em chỉ làm nhạc trên máy tính thêm vào đó là midi controller thì e có cần mixer hoặc audio interface thật ở ngoài không 😀 cám ơn anh .

    Reply
    • Phước says

      07/02/2017 at 22:22

      audio plugin dành cho FL Studio em ghi thiếu

      Reply
      • KIEN says

        19/03/2017 at 23:11

        Plugin thi co nexus,kontakt,massive,sylenth1,serum,v.v.Ko nhat thiet anh oi

        Reply
    • Nguyễn Thái Hà says

      20/03/2018 at 07:51

      Chào Phước,

      Mình cũng không rõ về các plugin dùng trong hiphop vì mình thấy plugin tốt thì gần như dùng cho nhạc nào cũng được (với bối cảnh phù hợp). Nếu bạn phối khí trên máy tính và có Midi Controller rồi, bạn sẽ cần Audio Interface để nâng cấp chất lượng âm thanh, độ trễ, độ ổn định khi chạy các project lớn hơn. ASIO4ALL có thể giúp bạn có độ trễ khá ở project nhỏ nhưng đó không phải là giải pháp lâu dài.

      Nguyễn Thái Hà

      Reply
  2. JuseBe says

    03/09/2017 at 21:53

    bài viết hay quá! hiện tai chưa có tiền nên em tạm thời xài thuốc chứ làm ăn có rồi thì từ thuốc!

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Nhiều người đọc

  • 6 thiết bị cơ bản để thu âm tại nhà với chất lượng chuyên nghiệp
  • Compressor cơ bản dành cho người “chậm hiểu”
  • Cách sử dụng Reverb cơ bản và “an toàn” cho người mới tập mix
  • MIDI 101: Xóa mù ngay kẻo mãi đi sau thời đại
  • Cách sử dụng Cubase Elements 7 “miễn phí” và bổ sung Sidechain Input
  • 5 phím tắt tự tạo trong Cubase giúp bạn tăng hiệu quả làm việc
  • Guitar Pro 5: Soạn nhạc như dân Pro (Phần 3)
  • Cubase Elements 7: Bạn có sẵn sàng từ bỏ Cubase 5 Full?
  • Dàn máy làm nhạc 10 triệu (Windows) [2015]
  • Guitar Pro 5: Phần mềm soạn nhạc cực kỳ hiệu quả (Phần 1)

Đánh giá

  • T10S
  • Adam T8V
  • Austrian Audio OC818
  • Adam T7V
  • T5V
  • ATH-M20x
  • Harrison Mixbus 3
  • Desktop Konnekt 6
  • AT2020
  • Cubase Elements 7

Còm mén

  • hai le on Reaper 5 – Thần chết đáng yêu nhất hành tinh
  • Phạm Chính on MIDI 101: Xóa mù ngay kẻo mãi đi sau thời đại
  • Nguyễn Thái Hà on 04 thiết kế thùng loa phổ biến
  • Nguyễn Thái Hà on 04 thiết kế thùng loa phổ biến
  • Nam on 04 thiết kế thùng loa phổ biến

About MIX

Tạp chí MIX chia sẻ những kinh nghiệm sáng tác và sản xuất âm nhạc, phát triển sự nghiệp âm nhạc dành cho những người yêu nhạc nghiêm túc. Đọc thêm về Team MIX

Tags

bass compression cubase cách âm cách âm chuyên nghiệp daw export guitar hướng dẫn hỏi đáp interview monitor máy tính làm nhạc mới bắt đầu nearfield monitor offline phần mềm phỏng vấn preset quan điểm realtime reaper render reverb review room acoustics routing shootout sidechain signal flow song inspector studio monitor Studio One studio subwoofer studio tour subwoofer thiết kế phòng thu thủ thuật tiêu âm tiếp thị âm nhạc video vst yamaha ns-10m studio Đinh Hương đánh giá

Copyright © 2013 Tạp chí MIX