• Giới thiệu Team MIX
  • Liên hệ

Tạp chí MIX

  • Thu âm
  • Mixing & Mastering
  • Sự nghiệp
  • Công cụ
  • Sáng tác

Sound Design: Thiết kế tiếng Aggressive Deep House Bass bằng NI Massive

31/10/2017 viết bởi Guest Post 2 Comments

Nếu bạn đã chán sử dụng các preset có sẵn hay sưu tầm đủ các gói preset trên mạng hoặc đơn giản là chán bị “đụng hàng”, lối thoát duy nhất là phải học cách tự thiết kế âm thanh cho các bản phối của mình. Thật may, nó không khó như bạn nghĩ! Producer KeyX sẽ hướng dẫn bạn những bước đi đầu tiên vào thế giới gây nghiện này, khởi đầu với Aggressive Deep House Bass.

Aggressive Deep House Bass là loại âm thanh thường thấy trong drop của khá nhiều track Deep House và Future House, điển hình là “Gecko” của Oliver Heldens: . Track “Bảnh Bao” của producer Onionn cũng sử dụng một tiếng bass khá tương tự.

Thông thường, trong một bản mix đầy đủ, nó được layer với sub-bass để thêm phần siêu trầm. Đặc điểm về âm thanh của Aggressive Deep House Bass là: rất ngắn gọn, không có nhiều chuyển động nhưng nghe sắc, punchy và rất metallic (có tính kim khí).

sound-design-aggressive-deep-house-bass

Trong bài này, mình sử dụng Massive để thiết kế tiếng bass, lý do chính là vì tính năng Phase Modulation của Massive. Mình cũng thường xuyên sử dụng Massive cho các âm không quá phức tạp để tiết kiệm CPU (so với Serum).

Cấu hình Project để làm ví dụ minh họa như sau: Tempo: 126, Nhịp 4/4.

Để quá trình thực hành có hiệu quả nhất có thể, bạn nên viết sẵn một giai điệu thật đơn giản của bass ở quãng F0-C2 và play loop (lặp đi lặp lại) trong quá trình điều khiển, tinh chỉnh các thông số như bài hướng dẫn. Sự biến đổi dần dần của âm thanh sẽ giúp bạn học được nhiều hơn và hiểu rõ hơn ý nghĩa của từng giai đoạn, thông số.

Nào, triển thôi! :>

Bước 1: Lựa chọn & cấu hình Oscillators (OSC)

Bật OSC 1 và 2. Chọn Squ-Sw 1 cho cả 2. Squ-Sw là 1 wavetable (công cụ tạo sóng âm cơ bản) viết tắt của Square – Sawtooth, 2 trong 4 sóng âm cơ bản nhất trong sound design (thiết kế âm thanh). Wavetable này sẽ biến đổi từ tiếng Square sang Sawtooth khi bạn quay núm Wt-position từ trái sang phải.

http://www.tapchimix.com/wp-content/uploads/2017/10/Sound-1.mp3

 

Chọn OSC

Việc chọn wavetable nào hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm. Một cách tốt để tập luyện là nghe thật quen và ghi nhớ âm thanh đặc trưng của 4 sóng âm cơ bản: Saw, Square, Sine và Triangle.

Chỉnh phần Pitch (cao độ) của OSC 2 lên 7. Setting này sẽ làm OSC 2 chơi 1 quãng 5 trên OSC 1. Với các bạn đánh rock guitar chắc đã quen với âm thanh này với 1 tên gọi khác là Power Chord. Trong các bài deep house, phần bass thường được layer với quãng 5 để nghe ngầu hơn.

http://www.tapchimix.com/wp-content/uploads/2017/10/Sound-2.mp3

 

Cuối cùng, vào tab Voicing, chỉnh Unisono lên 7 để có nhiều sóng âm chơi cùng lúc hơn, chuyển về Monophonic cho tiết kiệm CPU vì đây là âm bass, và sang Tab OSC vặn Time về 0 để tắt Glide.

http://www.tapchimix.com/wp-content/uploads/2017/10/Sound-3.mp3

 

Massive Voicing

Massive Voicing

 

Bước 2: Thiết kế Envelope

Envelope tượng trưng sự biến đổi của âm thanh theo thời gian, có thể được áp dụng cho nhiều yếu tố khác nhau, nhưng điển hình nhất là volume (âm lượng). Thông thường sự biến đổi này được mô tả theo các giai đoạn: Attack – Decay – Sustain – Release (viết tắt là ADSR). Trong trường hợp của 1 volume envelope:

  • Attack là giai đoạn mào đầu. Attack cho ta biết tốc độ biến đổi âm lượng của âm thanh từ không có gì (bắt đầu được kích hoạt – tương tự với việc bấm phím đàn) tới âm lượng cao nhất (max volume hoặc peak) nhanh hay chậm
  • Decay cho ta biết tốc độ của quá trình giảm âm lượng từ mức cao nhất về mức ổn định hơn (sustain)
  • Sustain (ngân) là mức âm lượng ổn định, duy trì liên tục của âm thanh sau khi giai đoạn decay kết thúc. Sustain trong bối cảnh này, ám chỉ tới cường độ thay vì thời gian ngân. Vì thời gian ngân dài hay ngắn phụ thuộc vào việc ta giữ phím lâu hay không
  • Release cho ta biết tốc độ giảm dần âm lượng của âm thanh sau khi nhả phím đàn. Thông thường release sẽ khá là ngắn (ví dụ: khi bạn ngưng nói chuyện, âm lượng giọng nói của bạn cũng sẽ giảm gần như tức thời). Một số trường hợp release có thể dài hơn ví dụ như khi bạn giữ pedal ngân của piano rồi bấm và nhả phím, piano sẽ tiếp tục ngân và giảm dần âm lượng từ từ. Crash Cymbal hoặc Tom drum cũng tương tự.

Trong trường hợp này, chỉnh Volume Envelope (default của Massive là Envelope 4) về kiểu envelope thường có của các loại Bass như sau:

Thiết kế Envelope

Attack gần như = 0, Decay vừa phải, Sustain (Decay Level trong Massive) = 0, và Release vừa phải.

Attack ngắn để có âm thanh sắc bén, có độ bật. Decay vừa phải để có đuôi tiếng tự nhiên hơn. Sustain (decay level) bằng 0 để có tiếng gọn hơn, không ngân sau khi bấm phím đàn. Release vừa phải để âm thanh có độ vang, và để tránh tạp âm không mong muốn thường sinh ra khi Attack và Release cùng quá ngắn.

http://www.tapchimix.com/wp-content/uploads/2017/10/Sound-4.mp3

 

Tiếp theo, bật Filter 1 lên, chọn kiểu Filter Lowpass 4, chỉnh Cutoff và Resonance = 0, sau đó chọn envelope 4 kéo vào phần Cutoff, chỉnh lên Max. Thao tác này sẽ làm cho âm thanh biến đổi theo envelope về cả mặt volume lẫn tần số (frequency).

http://www.tapchimix.com/wp-content/uploads/2017/10/Sound-5.mp3

 

Massive Sound Envelope

Bước 3: Thêm màu sắc (effect & modulation)

Âm thanh hiện tại nghe đã khá gần với âm thanh mình giới thiệu. Bước cuối cùng là thêm effect và Modulation OSC để tiếng bass có thêm màu sắc thú vị.

Ở FX1, chọn Brauner Tube (đơn giản là 1 loại distortion) chỉnh như setting sau để thêm sự gai góc cho âm thanh. Mình setting như sau, các bạn không nhất thiết phải làm giống hệt như vậy, và cũng có thể thử cái loại distortion khác trong Massive, hoặc dùng plug-in ngoài nữa.

http://www.tapchimix.com/wp-content/uploads/2017/10/Sound-6.mp3

 

Massive Distortion FX

Cuối cùng, bật Modulation OSC, ở phần Phase, chọn 1 để OSC 1 được apply Phase Modulation. Chỉnh phần Pitch của Modulation OSC lên 12 và âm thanh sẽ nghe metallic hơn rất nhiều. Phase Modulation được ứng dụng rất nhiều trong các thể loại cần âm thanh metallic, điển hình là Dubstep. Các bạn có thể thử nghiệm với các cao độ (pitch) khác của Modulation OSC. Thông thường dùng bội số của 12 (-24, -12, 24, 36…) sẽ dễ hay nhất vì hòa âm được tạo ra ở các quãng 8 (12 nửa cung/semitone)

http://www.tapchimix.com/wp-content/uploads/2017/10/Sound-7.mp3

 

Massive Modulation

Bước 4: Tự sướng

Sau các bước trên, các bạn đã có được tiếng Aggressive House Bass. Tiếng này thường chơi ở quãng F0-C2, vì đây là khu vực thể hiện rõ tính chất trầm, nhưng lại mang họa âm cao của âm thanh này. Tất nhiên, đây chỉ là cách nó được dùng phổ biến, quan trọng hơn cả là việc bạn sử dụng và tự tìm ra cách dùng hay.

Đây là âm thanh của mình sau khi thêm trống và sub-bass.

http://www.tapchimix.com/wp-content/uploads/2017/10/Sound-8.mp3

 

Bước 5: Tự phát triển thêm

Ngoài ra, sau khi đã làm theo các bước trên để có được đúng âm thanh này, các bạn có thể thử tự phát triển tiếng thêm bằng nhiều cách như: chuyển waveform thành square wave thay vì saw, điều chỉnh volume của OSC 2 để blend (trộn) quãng 5 to hoặc nhỏ hơn, chỉnh decay dài hoặc ngắn hơn, thử 1 hiệu ứng distortion khác, thử thêm 1 chút glide. Đôi khi 1 sự thay đổi rất nhỏ về mặt kỹ thuật sẽ làm âm thanh nghe độc đáo hơn rất nhiều.

Chúc các bạn thành công!

Về tác giả

Mình là KeyX, music producer có sở thích là sound design, piano và nhạc hay của bất kỳ thể loại nào. Các bạn có thể kết nối với mình qua keyxmusic [at] gmail [dot] com.

(Visited 4,032 times, 1 visits today)

Nên đọc thêm:

  1. Đánh giá Adam T5V Studio Monitor
  2. Bên trong “Thế Giới Tưởng Tượng”
  3. Harrison Mixbus 3 – Đột phá bằng cách quay ngược thời gian
  4. Compressor cơ bản dành cho người “chậm hiểu”
  5. H&Đ #2: Vocal production, EQ, Reverb & mixing Strings… (có audio minh họa)
  6. Reaper 5 – Thần chết đáng yêu nhất hành tinh

Filed Under: Công cụ, Phối khí Tagged With: hướng dẫn, sound design

Comments

  1. nguyên says

    19/02/2018 at 16:52

    chào anh hà:
    em có ý định mở phòng thủ taị nhà mà em chưa có kiến thức nhiều về mixing va master. anh cho em hỏi em phải bắt đầu từ đâu và làm ntn. em ở quảng nam, vậy có khóa học online nao cu thể và dê hiểu cho người mới băt đầu không. E cảm ơn

    Reply
  2. Alex says

    12/04/2018 at 22:57

    Ad có thể làm một bài giải thích về các thông số và ý nghĩa của chúng không, mình thấy massive và các máy synth đều có một điểm chung đó là gồm nhiều module khác nhau nhưng chưa hiểu chúng tương tác với nhau như thế nào.
    Cảm ơn Ad rất nhiều !

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Nhiều người đọc

  • 6 thiết bị cơ bản để thu âm tại nhà với chất lượng chuyên nghiệp
  • Compressor cơ bản dành cho người “chậm hiểu”
  • Cách sử dụng Reverb cơ bản và “an toàn” cho người mới tập mix
  • MIDI 101: Xóa mù ngay kẻo mãi đi sau thời đại
  • Cách sử dụng Cubase Elements 7 “miễn phí” và bổ sung Sidechain Input
  • 5 phím tắt tự tạo trong Cubase giúp bạn tăng hiệu quả làm việc
  • Guitar Pro 5: Soạn nhạc như dân Pro (Phần 3)
  • Cubase Elements 7: Bạn có sẵn sàng từ bỏ Cubase 5 Full?
  • Dàn máy làm nhạc 10 triệu (Windows) [2015]
  • Guitar Pro 5: Phần mềm soạn nhạc cực kỳ hiệu quả (Phần 1)

Đánh giá

  • T10S
  • Adam T8V
  • Austrian Audio OC818
  • Adam T7V
  • T5V
  • ATH-M20x
  • Harrison Mixbus 3
  • Desktop Konnekt 6
  • AT2020
  • Cubase Elements 7

Còm mén

  • hai le on Reaper 5 – Thần chết đáng yêu nhất hành tinh
  • Phạm Chính on MIDI 101: Xóa mù ngay kẻo mãi đi sau thời đại
  • Nguyễn Thái Hà on 04 thiết kế thùng loa phổ biến
  • Nguyễn Thái Hà on 04 thiết kế thùng loa phổ biến
  • Nam on 04 thiết kế thùng loa phổ biến

About MIX

Tạp chí MIX chia sẻ những kinh nghiệm sáng tác và sản xuất âm nhạc, phát triển sự nghiệp âm nhạc dành cho những người yêu nhạc nghiêm túc. Đọc thêm về Team MIX

Tags

bass compression cubase cách âm cách âm chuyên nghiệp daw export guitar hướng dẫn hỏi đáp interview monitor máy tính làm nhạc mới bắt đầu nearfield monitor offline phần mềm phỏng vấn preset quan điểm realtime reaper render reverb review room acoustics routing shootout sidechain signal flow song inspector studio monitor Studio One studio subwoofer studio tour subwoofer thiết kế phòng thu thủ thuật tiêu âm tiếp thị âm nhạc video vst yamaha ns-10m studio Đinh Hương đánh giá

Copyright © 2013 Tạp chí MIX