Khi Mixing, bất kể là Live Sound hay Studio, có nhiều thứ bạn không thể làm chỉ với Effect mà phải kết hợp cùng việc đấu nối thiết bị một cách hợp lý.
Trong 2 bài viết trước, tôi đã giới thiệu về Insert/Send, những effect thường sử dụng trên Insert/Send. Tuy nhiên, nếu các bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn để khai thác sức mạnh của việc thiết lập, đấu nối thiết bị để phục vụ công việc của mình, bài viết này sẽ mang tới nhiều ví dụ thiết thực, sáng tạo.
Sức mạnh của Pre-Fader Send
Monitoring Matrix & Live Show Recording
Việc sử dụng Pre-Fader Send trên Analog Mixer để phục vụ monitoring cho nhạc công đã được các anh em âm thanh sống ứng dụng từ “ngàn đời” nay. Tuy nhiên, dân Studio cũng nên tìm hiểu một chút về công dụng này.
Chúng ta đã biết Pre-Fader Send là dạng thiết lập kênh Send không chịu ảnh hưởng về vị trí của Fader trên kênh Audio. Dù kênh audio có gạt thẳng âm lượng về âm vô cùng, kênh Send vẫn có tín hiệu âm thanh như thường. Điều đó có nghĩa là gì?
Bạn có thể tạo ra 1 bản mix dành riêng cho nhạc công trên sân khấu
Giả sử, họ đứng sát bộ trống rồi, nên âm thanh trống đôi khi không cần to quá. Trong khi khán giả ở xa, họ cần mọi thứ nghe cân bằng, đầy đủ hơn. Pre-Fader Send sẽ giúp bạn tạo ra các bản mix độc lập, không liên quan gì tới bản mix phục vụ cho khán giả.
Việc sử dụng bản mix độc lập này để làm gì thì tùy bạn, có thể là phục vụ ban nhạc nghe phần mình chơi rõ hơn, có thể là để căn chỉnh/thử nghiệm âm thanh trực tiếp trong quá trình show diễn ra mà KHÔNG ảnh hưởng tới những gì khán giả đang nghe.
Bạn có thể thu lại tín hiệu gốc của cả 1 Live Show để về mix sau
Tuyệt vời. Dù thiết lập Pre-Fader Send không phải là phương án tối ưu số 1 cho trường hợp này (tôi sẽ giới thiệu vào 1 ngày khác) do vẫn dính 1 số thao tác căn chỉnh EQ, Compressions hay các thiết bị trên đường Insert, tuy vậy, ít nhất bạn cũng thu được tín hiệu âm thanh live show khá trọn vẹn mà không dính dáng gì tới các thao tác điều khiển âm lượng trên mixer.
Cá nhân hóa các bản Headphone mix cho nhạc công trong phòng thu
Khi thu âm, yêu cầu về khả năng biểu đạt, sự chính xác cao hơn chơi sống rất nhiều. Vì vậy, nhu cầu monitoring cũng khắt khe hơn. Ai cũng cần phải nghe thật rõ ràng nhạc cụ của mình để có thể chơi thật tốt. Nếu bạn chỉ có 1 bản mix cho toàn bộ các nhạc công, tình trạng nhạc cụ này nghe rõ nhưng cái khác thì mờ là chuyện thường ở huyện. Tốt hơn hết là thiết lập vài đường Headphone Mix ưu tiên riêng các nhạc cụ mà nhạc công đang chơi để ai cũng sướng, ai cũng thấy mình là… bố (just kidding).
Trong trường hợp này, Pre-Fader Send là một phương án tuyệt vời. Bạn hãy tạo một vài Output ra các headphone khác nhau, thiết lập các kênh Send phục vụ Monitoring tương ứng với các Output đó. Việc chọn lựa nhạc cụ nào được phép có mặt trong bản Headphone Mix và với âm lượng là bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào lựa chọn của bạn hoặc nhạc công.
Ví dụ: ông bass chỉ muốn Headphone mình có thêm ông Drums để lấy nhịp mà không muốn nghe ông Guitar nhịp lởm. Bạn hãy tạo một kênh Send và đấu đường ra của kênh Send này vào đường vào của Headphone cho ông Bass. Sau đó, bạn chỉ Send ông trống, bass vào kênh này thôi và bật Pre-Fader trên cả 2 kênh đó.
Anh hùng giấu mặt SideChain
Khi nghe các bản nhạc Pop Dance, Trance… hoặc các thể loại tương tự, các bạn có thể để ý thấy đôi khi track Pad rõ ràng đang áp dụng hiệu ứng Compression thiết lập SideChain với 1 con kick mà lại… không hề nghe thấy tiếng con Kick đâu? Ố la la. Vậy thì điều gì đang xảy ra?
Hãy nghe kỹ ca khúc Hold It Against Me của Britney Spears, đoạn Bridge, bạn sẽ thấy thứ tôi đang nói.
Hoặc ca khúc Right Now của Rihanna (feat. David Guetta)
https://www.youtube.com/watch?v=0FHdo7kxhW8
Đọc bài viết này rồi thì chắc không cần nói bạn cũng có thể đoán ra họ làm như thế nào. Họ insert một Compressor trên track Pad, thiết lập sidechain với 1 track Kick phụ (không phải track Kick bạn nghe trong bài) và send track Kick phụ vào SideChain Input của Compressor trên track Pad với thiết lập Pre-Fader. Sau cùng, họ gạt volume của track Kick phụ về âm vô cùng. Xong.
Vì vậy, bất kể track Kick chính có chơi hay ko, bạn hoàn toàn có thể điều khiển lúc nào thì track Pad này có Ducking Effect, lúc nào không nhờ việc bố trí Kick sample trên track Kick phụ. Track Kick phụ này sẽ luôn trong tình trạng “im re” vì nó chỉ có tác dụng làm nguồn tín hiệu phục vụ quá trình xử lý cho Compressor trên track Pad mà thôi. Đó là lý do tôi gọi nó là “Anh hùng giấu mặt”. :v
Tất nhiên, đây chỉ là 1 ví dụ cụ thể. Việc áp dụng ra sao, bạn hoàn toàn tự do thử nghiệm. Tôi cũng rút ra được rất nhiều bài học nhờ tí toáy linh tinh. Bạn thử xem sao nhé.
Căn Reverb/Delay chính xác hơn
Âm sắc, tính chất thời gian của Reverb và Delay (đặc biệt là Reverb) cần được căn chỉnh một cách cẩn thận nếu không nó sẽ là nguyên nhân đầu tiên làm bản mix của bạn tiêu tùng trong 1 đống nhầy nhụa. Tuy nhiên, khi bạn làm theo lối thông thường, tức là thiết lập Reverb/Delay trên Post-Fader Send, cái bạn nghe sẽ bao gồm cả Reverb/Delay và tín hiệu gốc. Điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình căn chỉnh một chút.
Bởi vậy, trong giai đoạn căn chỉnh ban đầu, bạn hãy thử thiết lập Reverb/Delay trên Pre-Fader Send, sau đó đưa âm lượng của track Audio về âm vô cùng. Lúc này, cái bạn nghe được 100% là Reverb “nguyên chất”. Bạn sẽ thấy việc căn chỉnh trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Sau khi tạm ưng ý, bạn lại chuyển về Post-Fader như bình thường và căn chỉnh Send Level cũng như Reverb/Delay tới khi ưng ý.
Post-Fader Insert – Cư sĩ ẩn dật
Tại sao Post-Fader Insert lại ít phổ biến?
Tôi phân vân không biết nên tách ra 1 bài khác hay không vì Post-Fader Insert ít được sử dụng hơn Pre-Fader Send rất nhiều. Sau cùng, tôi quyết định dồn luôn vào bài này vì nếu không, chắc phải 1 tuần nữa mới giới thiệu được cho các bạn. Thời gian trước để mọi người chờ bài mới lâu quá rồi.
Nếu đã từng dùng các Analog Mixer, bạn sẽ rất hiếm khi nhìn thấy cổng Post-Fader Insert, trừ các model cao cấp. Vì sao vậy? Vì Insert là kiểu đấu nối tuần tự (serial), effect sau sử dụng trực tiếp kết quả của effect đứng trước làm nguyên liệu để “chế biến” tiếp.
Giả sử bạn đang sử dụng Compressor trên Insert, nếu bạn cấu hình Post-Fader Insert cho Compressor thì khi Fader di chuyển, cường độ tín hiệu thay đổi, giá trị Threshold bạn vừa căn sẽ không còn phù hợp nữa. Tương tự như vậy với Gate, Saturation Effect…
Bởi vậy, Post-Fader rất ít được sử dụng. Nhưng rốt cục người ta vẫn đẻ ra nó. Thế thì chúng ta phải nghĩ lại xem họ đẻ ra làm gì? Tôi sẽ gợi ý 1 vài ví dụ để bạn hình dung dễ hơn.
Giảm tác động không cần thiết của Brickwall Limiter/Maximizer
Khi nói tới Brickwall Limiter/Maximizer, đa phần chúng ta nói tới việc sử dụng chúng trên Master Bus/2Bus (đường ra tổng) vì đặc tính nén cực mạnh của loại effect này. Giả sử, bạn muốn điều chỉnh volume của bản mix to nhỏ từng đoạn bằng automation ở Master Bus, nếu sử dụng Brickwall Limiter/Maximizer với Pre-Fader Insert như thường lệ, thì khi bạn kéo Fader (cần gạt volume track – dành cho các bạn mới học) của Master Bus xuống để giảm âm lượng (ở giang tấu – bridge, hay đoạn dạo – intro chẳng hạn), thì âm thanh vẫn bị nén ở cường độ cao như thường vì bạn đang điều chỉnh sản phẩm đầu ra của Brickwall Limiter!
Thay vì thế, bạn hãy ném Brickwall Limiter vào Post-Fader Insert (insert slot số 7 và 8 trong Cubase/Nuendo). Lúc này, việc bạn kéo lên hay xuống Fader của Master Bus sẽ điều chỉnh cường độ tín hiệu đầu vào của Brickwall Limiter/Maximizer do hiện tại nó đang được bố trí phía SAU fader trong chuỗi đường đi tín hiệu. Khi đó, nếu bạn kéo fader của Master Bus xuống, âm lượng Master Bus sẽ giảm đi, tương ứng với cường độ tín hiệu đầu vào của Brickwall Limiter/Maximizer sẽ giảm đi trong khi Threshold thì vẫn giữ nguyên. Điều này có nghĩa là: Hiệu ứng nén đã bị giảm đi.
Bạn có thể tự thực hành và quan sát kỹ thang đo Gain Reduction hoặc Attenuation thay đổi ra sao với phương pháp này.
Nhờ đó, trong các đoạn lặng xuống, ngoài việc âm lượng giảm đi, ta còn cảm thấy âm thanh được mở hơn, tự nhiên hơn.
Bạn có làm được điều này với Compressor, Expander, Saturation… không? Có. Hãy thử tự nghĩ 1 vài trường hợp bạn cần áp dụng phương pháp trên với Compressor nhé.
Phân tích, đo lường liên tục với Analyzer
Bạn đã chèn và căn chỉnh một loạt các effect như EQ, Compressor, Chorus, Filters… cũng như áp dụng automation để tự động hóa các effect trên, fader level trong suốt bản mix. Điều này phát sinh một nhu cầu khác, đó là sử dụng Analyzer để theo dõi, kiểm soát sự thay đổi về âm lượng, tần số đáp ứng xem có vấn đề gì không.
Hiển nhiên, trong trường hợp này, Post-Fader Insert là cấu hình hợp lý nhất cho Analyzer vì nó hoàn toàn không lệ thuộc vào bất cứ yếu tố nào, kể cả Fader level. Nếu DAW của bạn không có Post-Fader Insert (Apple Logic chẳng hạn), bạn có thể insert Analyzer vào Master Bus rồi solo track Audio đó. Tuy nhiên, việc này khá bất tiện.
Túm cái váy
Vậy là qua 3 bài viết về cách sử dụng Insert & Send, bạn đã hiểu sâu hơn sự khác nhau trong đường đi tín hiệu của các cách đấu nối khác nhau, ứng dụng cơ bản của từng cách thiết lập cũng như các ví dụ về việc sử dụng sáng tạo trong bản mix. Mỗi cách đấu nối sẽ mở ra cho bạn rất nhiều ý tưởng sử dụng, ứng dụng rất thú vị. Bạn chỉ việc ngồi nghịch, tự thử nghiệm cho thành thạo nữa là xong.
Tay đã mỏi, laptop thì quá nóng, viết thêm nữa có khả năng cao là sẽ… bỏng da đùi. Vậy nên ta tạm dừng ở đây nhỉ?!
Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích, hãy giúp mình chia sẻ nhé! Cảm ơn nhiều và hẹn gặp lại trong 1 bài viết khác! 😉
Đức Minh says
Hàng nóng đâu b.tem nè:d
Nguyễn Thái Hà says
Đọc xong r còn hỏi hàng đâu à :v
Nguyễn Bá Thành says
DAW em đang dùng là Ableton Live, ở kênh send có tuỳ chọn pre hoặc post fader. Như vậy em nên chọn tuỳ chọn nào ạ?
Nguyễn Thái Hà says
Chào Thành,
Pre hoặc Post Fader tùy bối cảnh sử dụng mà bạn chọn. Ví dụ cụ thể mình đã liệt kê trong bài này rồi đó 😉
Nguyễn Thái Hà
thanh says
anh cho em hỏi track pad là gì, tần số dao động từ khoảng bao nhiêu đến bao nhiêu và áp dụng trong trường hợp nào, có sợ bị đục bản mix không…. Em thấy trong các bài nhạc tần số khi kiểm tra trên phổ sóng âm rất đấy, dầy đặc luôn không hở 1 chỗ nào từ 40Hz đến 20Khz ý, mà vẫn nghe rất rõ ngọn ngành các âm. trong khi của em nó bị lỗ chỗ thiếu dải mà không biết lấp như thế nào. Điển hình như 1 số bài của Zedd hay các producer EDM nước ngoài khác đều như vậy.
Nguyễn Thái Hà says
Chào Thanh,
Track Pad là các track di nền thường được tạo ra bởi Synthesizer. Mục đích của nó rất đa dạng, bao gồm: tạo texture cho bản mix, tăng năng lượng, tạo chiều sâu… Bạn có thể tìm hiểu ngay lập tức bằng cách mở 1 vsti Synth bất kỳ, mở preset, chọn vài track PAD chơi thử.
Ý thứ 2 bạn hỏi về việc các bản nhạc nước ngoài tái hiện lại đầy đủ cân bằng hầu như tất cả các tần số mà vẫn rõ ràng các nhạc cụ. Câu trả lời của mình: đó là kết quả của mixing tốt và mastering tốt. Việc đạt được kết quả như vậy đòi hỏi bạn phải có quá trình căn chỉnh tai, kỹ năng và có phòng làm việc tốt về âm học. Phòng làm việc ảnh hưởng rất nhiều tới quyết định mixing của bạn. Hãy bắt đầu từ những thứ đó trước nhé. 😉
Nguyễn Thái Hà
Nguyen- Nguyen says
Nguyễn Thái Hà cho hỏi công dụng và cách sử dụng PAZ Analyzer như thế nào được không? Trước đây có người chỉ tôi dùng cái này để đo rồi căn cứ vào kết quả đo để chỉnh EQ (cho Vocal), điều này đúng không? (tôi chỉ là người hát chơi thu chơi cho mình trên beat thôi chứ không phải dân chuyên SX âm nhạc như các bạn). Cám ơn nhiều!
Nguyễn Thái Hà says
Chào anh Nguyen,
Việc sử dụng PAZ Analyzer có nhiều mục đích. Trong đó phổ biến nhất là kiểm tra phát hiện nhanh các đỉnh cộng hưởng, tần số cơ bản, sự cân bằng của các tần số âm thanh, cường độ tín hiệu, phase.
Tuy nhiên, ngay cả khi anh mở các bản mix chuyên nghiệp, nhiều khi anh cũng sẽ thấy vocal khi nghe không có cảm giác giống như khi nhìn trong biểu đồ. Biểu đồ vẫn chỉ là biểu đồ. Nó không đủ tin cậy để anh ra quyết định mixing.
Khi sử dụng PAZ, cái em hay theo dõi là phase meter chứ không phải tần số đáp ứng.
Hi vọng đã giải đáp phần nào thắc mắc của anh.
Nguyễn Thái Hà
Nguyen- Nguyen says
Cám ơn Nguyễn Thái Hà nhiều.
Phương says
Bài viết của bạn nghe có vẻ nghiêm trọng nhỉ ? Sidechain với mấy cái pre fader và post fader bạn nói lòng vòng quanh co làm người đọc càng thấy phức tạp. Nó đơn giản cực kì mà bạn. Nói thật mất lòng chứ bài viết của bạn hơi …. nhảm, không thực sự bổ ích.
Nguyễn Thái Hà says
Chào Phương,
Chắc bạn thấy khó chịu vì tiêu đề của bài viết, đoạn văn nên bức xúc. Phong cách viết không mấy khi “nghiêm túc” này theo mình từ khi mới mở Tạp chí MIX. Rất tiếc vì bài viết ko làm bạn cảm thấy dễ chịu. :>
Nguyễn Thái Hà
Phương says
Bạn Hà có sản phẩm nào up lên anh em thưởng thức tí, tìm hết diễn đàn ko thấy bài mix nào ? Bùn thật
Nguyễn Thái Hà says
Chào Phương,
Welcome back. Theo yêu cầu của bạn, mình gửi 1 số bản đã thu và mix full band (trừ bài HipHopy – bài này mình chỉ mix full band, ko thu âm) thuộc nhiều thể loại khác nhau:
1. Jazzy: https://www.dropbox.com/s/q1nxdqbu2wgnmyo/FV.mp3?dl=0
2. Folky: https://www.dropbox.com/s/v9tkqltt38c7nmr/JD.mp3?dl=0
3. Hiphopy: https://www.dropbox.com/s/3iq6i6ind4eye6h/SE-SWE.mp3?dl=0
4. Funky: https://www.dropbox.com/s/ka4gyt6jt3r0h2p/TTF.mp3?dl=0
5. Extremy: https://www.dropbox.com/s/4dpxtce5r7cccw5/TLTD.mp3?dl=0
Chúc bạn có 1 ngày vui vẻ. <(") Nguyễn Thái Hà
Phương says
Tks bạn. Bài mix rất ổn, hài hòa. Ko cứng nhắc theo 1 lối. Web của bạn mang tính chia sẻ, mở mang, thì nên cho anh em biết bài mix bạn ntn. Ak, mình ko thấy bài nhạc Việt nào, chắc ko phải gu của bạn. Và đây là những lời khuyên của mình: Đừng nên lạm dụng dùng lý thuyết quá,giống già Đắc Tâm bên giaidieuxanh, giờ ko ai thèm ngó tới. Nghề của mình mang tính tư duy cao, kiến thức rộng, cần nhiều kỹ năng, ko phải ai học cũng làm được như bạn, nó quá trừu tượng đối với newbie, bạn nên tối giản hóa vấn đề, vì đa phần đọc xong sẽ đi theo lối technic. ( học trò của mình đọc bài của bạn xong rồi lan man, hỏi lòng vòng phức tạp, mà những vấn đề đó cực kì đơn giản) mình nói những điều này mong có thể giúp bạn cải tiến thêm phần nào. Mình là người sử dụng thành thạo tất cả các soft âm thanh để làm việc,mỗi thứ sẽ có ưu và nhược khác nhau,ko cái nào hoàn hảo, vấn đề sẽ mở ra rất nhiều nếu bạn nắm hết. Đừng gò mọi ng vào 1 thứ. Chúc diễn đàn bạn phát triển mạnh mẽ, hy vọng có ngày mình sẽ làm việc với nhau.
Nguyễn Thái Hà says
Cảm ơn anh Phương đã góp ý. Sắp tới TCM sẽ có nhiều bài (cụ thể là video) chi tiết hơn. Mong gặp anh thường xuyên hơn trên TCM 🙂
Nguyễn Thái Hà
Hoàng Bảo Nguyễn says
Những bài viết của a rất hay và thú vị! A có thể chia sẻ giúp bí quyết làm sao mix vocal với beat có sẵn vừa hài hoà như kiểu mix vocal với các nhạc cụ chung, đồng thời 01 vài bí quyết khi master sao cho âm thanh đầy, tiếng vẫn to, chắc mà ko bị bể gain. Cảm ơn anh!
Nguyễn Thái Hà says
Chào Bảo,
Vấn đề này khó mà nói trong 1 comment được. Bạn hãy nghiên cứu kỹ những gì bọn mình chia sẻ ở TCM, bạn sẽ tìm thấy ngay 1 phần câu trả lời. 😉
Nguyễn Thái Hà
hoang long remix says
Rất hay
KitsV says
cho em xin dc ko ad