• Giới thiệu Team MIX
  • Liên hệ

Tạp chí MIX

  • Thu âm
  • Mixing & Mastering
  • Sự nghiệp
  • Công cụ
  • Sáng tác

Sử dụng Inserts và Sends thế nào cho đúng? – P2

06/10/2014 viết bởi Nguyễn Thái Hà 18 Comments

Trong phần 1, bạn đã biết thế nào là Inserts và Sends cũng như các lựa chọn cấu hình Pre/Post Fader. Phần 2 sẽ mang tới những ví dụ phổ biến và trường hợp sử dụng cụ thể giúp bạn hình dung rõ hơn tại sao người ta lại phải “đẻ” ra những thứ lằng nhằng đó.

Nên dùng cái gì trên Inserts/Sends?

Đây là thứ các bạn học mix nhạc được một thời gian ngắn thường băn khoăn do chưa hiểu được bản chất cũng như chưa biết nhiều phương pháp làm việc đặc biệt với các thiết bị phổ thông EQ, Compressor, Gate, Limiter, Reverb, Delay, Chorus… Việc đặt thiết bị trên kênh nào ảnh hưởng rất lớn tới phương pháp làm việc, cách tiếp cận bản mix, âm thanh. Nhưng đôi khi, nó chỉ là thói quen, sở thích làm việc mà thôi.

Thông thường, các bạn sẽ hay được nghe bạn bè, người hướng dẫn chỉ rằng EQ, Compressor, Limiter… đặt trên Inserts; còn Sends thì chỉ dùng cho Reverb, Delay. Có thật vậy không ta????? Câu trả lời lại khá bất ngờ:

Bạn thích làm thế nào cũng được, miễn là bạn hiểu mình đang làm gì, biết rõ mục tiêu mixing của mình là gì! 😉

Cùng một effect, khi đặt trên Inserts sẽ có tác dụng, tính chất, mục đích sử dụng khác hoàn toàn khi dùng trên đường Sends.

Dùng hiệu ứng nào trên Inserts/Sends?

Bạn muốn dùng thế nào cũng được. Miễn là bạn hiểu mình đang làm gì.

Trong bài hướng dẫn sử dụng Reverb, tôi đã bàn về các loại hiệu ứng dựa trên thời gian như Reverb, Delay nên đấu trên đường Sends vì chúng cần nguồn tín hiệu gốc để xử lý. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể đặt chúng trên Inserts nếu muốn dù sẽ hạn chế rất nhiều sự linh hoạt, mất đi khả năng tinh chỉnh sâu vào âm thanh tạo ra bởi Reverb, Delay.

Tương tự, với các hiệu ứng EQ, Dynamics (Compressor, Gate, Limiter, Maximizer), Stereo Enhancer… thường được khuyên đặt trên Inserts vì chúng không nhất thiết cần nguồn tín hiệu gốc. Dù vậy, bạn cũng đừng ngại ngần thử đặt trên đường Sends để nghe thử tác dụng cộng gộp. Việc thử nghiệm này sẽ mở ra một chân trời kỹ thuật mixing khác mà tôi sẽ bàn tới khi có nhiều thời gian trao đổi cùng các bạn.

Vậy các modulation effect như Chorus, Flanger, Phaser… thì sao? Hoàn toàn tương tự như ở trên. Bạn muốn đặt đâu cũng được. Nếu bạn muốn tối đa hóa sự linh hoạt, Sends là lựa chọn hợp lý nhất cho các effect này.

Tôi xin đưa ra một danh sách ngắn gọn các thiết bị thường dùng trên 2 đường đấu nối Inserts/Sends để các bạn mới học tiện tham khảo như sau:

  • Inserts: EQ, Compressor, Gate, Limiter, Dither, Distortion, Phaser, Panner, Exciter, Pitch Shifter, Filter, Wah, Vibrato, Stereo Enhancer, Analyzer
  • Sends: Reverb, Delay, Chorus, Flanger, Tremolo

Bạn nên nhớ, trên đây chỉ là cách thiết lập phổ biến chứ KHÔNG phải nhất nhất phải theo như vậy.

Bạn có nhận thấy điều tôi muốn nhấn mạnh không? Cứ tự do sáng tạo, tự do thử nghiệm vì rốt cục, bạn cũng chả mất gì ngoài cái click chuột hoặc vài phút tháo/lắp dây nối để nghe thử tác động tới âm thanh của việc bố trí thiết bị trên Inserts hay Sends.

Thứ tự effect cũng là một dạng… effect

Nếu không tin, bạn hãy thử đảo EQ lên trước Compressor xem điều gì sẽ xảy ra. Với cách thiết lập tuần tự (serial) trên Inserts, việc bạn đặt effect nào trước, effect nào sau cũng cho ra các kết quả khác nhau đáng kể.

Thứ tự Effect là 1 dạng Effect

Cái nào đặt trước, cái nào đặt sau????

Điều mọi người hay băn khoăn nhất mà tôi thấy là vị trí tương đối giữa EQ và Compressor. Khi bạn thay đổi EQ, cường độ tín hiệu cũng thay đổi theo, vì thế, nếu bạn đặt EQ trước Compressor tác động của Compressor cũng khác.

EQ đặt trước hay sau Compressor?

EQ đặt trước hay sau Compressor?

Vậy đặt EQ trước Compressor là sai? Không. Với trường hợp này, lợi ích lớn nhất thu được là Compressor sẽ tự làm thịt các nhóm tần số bị trội bất thường do quá trình đẩy lên bằng EQ trước đó. Bởi vậy, bạn có thể thiết lập EQ mạnh tay hơn so với đặt EQ sau Compressor do Compressor sẽ có tác dụng “tái cân bằng” lại tác động của EQ lên nguồn tín hiệu gốc. Nhưng đó cũng chính là nhược điểm vì Compressor làm tác động của EQ không ổn định bằng cách cấu hình EQ nằm sau Compressor.

Còn các hiệu ứng khác, rồi còn cả hiệu ứng trên đường Sends nữa thì sao? Hoàn toàn tương tự. Thứ tự Effect là thứ bạn cần tự kiểm nghiệm và ứng dụng phù hợp với nguồn âm thanh. Trong bài viết này, tôi chỉ muốn nêu lên vấn đề để bạn nhận ra sự quan trọng của thứ tự effect rồi tự thử nghiệm ở nhà mà thôi.

Đến với phần 3, tôi sẽ chia sẻ về các trường hợp sử dụng tùy chọn Pre-Fader, Post-Fader của Inserts và Sends. Hẹn gặp lại! 😉

(Visited 6,467 times, 1 visits today)

Nên đọc thêm:

  1. Sử dụng Inserts và Sends như thế nào cho đúng? – P1
  2. Compressor cơ bản dành cho người “chậm hiểu”
  3. Sức mạnh của Pre-Fader Send và Cách tận dụng Post-Fader Insert
  4. Harrison Mixbus 3 – Đột phá bằng cách quay ngược thời gian
  5. Xử lý tín hiệu ngay từ khi thu âm – Nên/không nên?
  6. Cubase Elements 7: Bạn có sẵn sàng từ bỏ Cubase 5 Full?

Filed Under: Mix & Master Tagged With: cubase, daw, routing, signal flow, vst

DYNAMIK Pro Studio Monitors

About Nguyễn Thái Hà

Sound system & Acoustics Designer
Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực studio, thiết kế studio và hệ thống âm thanh, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng cộng đồng những người yêu âm thanh, âm nhạc phát triển bền vững ở Việt Nam.

Hãy kết nối với tôi qua Facebook cá nhân nhé!

Rất vui được làm quen và làm việc cùng bạn.

Comments

  1. Đức Minh says

    06/10/2014 at 23:08

    thanks anh nhóe !!!

    Reply
    • Nguyễn Thái Hà says

      06/10/2014 at 23:17

      Ông tướng, cảm ơn thì share hộ anh là thiết thực nhất rồi. hehe! Tập ở nhà lên tay chưa?

      Reply
      • Đức Minh says

        08/10/2014 at 23:47

        em toàn tập ở công ty ^^ cũng lên tý chút. ở nhà cày cuốc FL anh ơi.

        Reply
  2. Phùng Vinh Lưu says

    07/10/2014 at 07:48

    Bài viết này hay lắm!! xin chân thành cám ơn!!!

    Reply
  3. KO Tệ Lắm says

    07/10/2014 at 17:22

    Chúc anh Hà và anh Bình sức khỏe để đóng ghóp nhiều hơn kiến thức cho toàn thể anh em studio. Mong rằng trong vài năm tới dân phòng thu vn sẽ làm đúng hơn, chứ như bây giờ 90% là làm sai! Nên đóng góp của các anh là cực kỳ quan trọng và ý nghĩa!

    Reply
    • Nguyễn Thái Hà says

      08/10/2014 at 01:08

      Cảm ơn Điệp rất nhiều! Sẽ cố gắng hơn nữa để chia sẻ thật nhiều cho mọi người. Rảnh tí ra là lại ngồi viết lách mà! 😉

      Anh Hà

      Reply
  4. Sơn Trần says

    07/10/2014 at 19:14

    Insert của mình đôi khi có cả reverb và delay :)) Và send của mình đôi lúc cũng có cả DeEsses, Compressor trong đó.
    Và câu trả lời tuyệt nhất vẫn như Tapchimix đã đề cập “Bạn thích làm thế nào cũng được, miễn là bạn hiểu mình đang làm gì, biết rõ mục tiêu mixing của mình là gì!” :3

    Reply
    • Nguyễn Thái Hà says

      08/10/2014 at 01:06

      Chính xác Sơn Trần ơi! 😉

      Nguyễn Thái Hà

      Reply
      • Nguyễn Anh Tuấn says

        11/10/2014 at 00:44

        Anh Nguyễn Thái Hà says cho em nick face book được không. em muốn làm quen với anh

        Reply
        • Nguyễn Thái Hà says

          12/10/2014 at 02:19

          Chào Anh Tuấn,

          FB của mình là https://fb.com/n.thai.ha
          Rất vui được làm quen với bạn! 😉

          Nguyễn Thái Hà

          Reply
  5. nguyễn tú says

    23/06/2016 at 22:47

    CHung chung,đọc như không đọc,nhưng không đọc thì còn mù mờ chưa hiểu rõ,biết hết.Dù sao cũng cám ơn bạn!

    Reply
    • Nguyễn Thái Hà says

      08/08/2016 at 19:07

      Chào Tú,
      Mình khó có thể đi chi tiết như ý của bạn được vì đi chi tiết sẽ phải tốn rất nhiều giấy mực, từng case cụ thể. Mình chỉ dừng lại ở việc giới thiệu concept được thôi.

      Thân mến,
      Nguyễn Thái Hà

      Reply
  6. Sơn says

    28/12/2016 at 11:11

    Hà cho Anh hỏi cái Dither nằm ở đâu trong bộ Ware 7 nhỉ .. Cám ơn nhiều

    Reply
    • Nguyễn Thái Hà says

      22/01/2017 at 19:58

      Chào anh,

      Anh có thể tìm plugin Waves IDR hoặc Dither Section trong các Limiter L1, L2, L3 của Waves.

      Nguyễn Thái Hà

      Reply
  7. Tuấn says

    09/03/2017 at 20:41

    A ơi em xin phép một chút. Những bài viết của anh rất là hay và cuốn hút em ạ, nhưng với những người mới tập tành học mix như em chẳng hạn thì vẫn cảm thấy nó hơi mông lung và chưa hiểu được nhiều cái ạ..vậy anh có thể nào viết cho những người mới như em một vài bài viết chung chung nói về trình tự các bước để mix một bài hát và cho e xin thêm một bài riêng về cách mix vocal được không ạ…Trên mạng bây giờ toàn những hướng dẫn kiểu chung chung xong cho project sẵn với 1 đống các hiệu ứng mà không biết tác dụng của từng cái là gì ạ…E cảm ơn a cũng như tapchimix trước..:) hy vọng được a phản hồi ạ..

    Reply
    • Nguyễn Thái Hà says

      20/03/2018 at 09:00

      Chào Tuấn,
      Cảm ơn bạn đã đọc TCM. Mỗi bài viết sẽ nhắm tới 1 đối tượng độc giả khác nhau. Bài viết này nhắm tới các bạn đã từng tiếp xúc 1 chút xíu về các phần mềm, thiết bị studio. Mình sẽ có các bài hướng dẫn dành cho người mới bắt đầu sau này.
      Mong bạn theo dõi TCM nhé.
      Nguyễn Thái Hà

      Reply
  8. Linh says

    07/05/2018 at 22:17

    Mình mới tình hiểu về cubase (chịnh giọng để hát live :)))) , search google thấy trang của bạn cũng khá hay để học hỏi, nhưng mình đọc 1 hồi hơi chóng mặt chưa hiểu cho lắm.. có vẻ bạn viết còn dùng từ chuyên môn nhiều nên nếu có thể bạn hãy cho thêm vì dụ cho bài viết dễ tiếp thu hơn bớt rối não như người mới như mình! thanks bạn

    Reply
  9. Thắng says

    05/12/2019 at 22:28

    Nghiền ngẫm các phần cơ bản rồi đến p2 này mà chưa thấy p3 của insert & send. Không rõ anh Hà còn mài mực tiếp để ra các phần tiếp theo cho người muốn nghiềm ngẫm nữa không ạ?
    Ps: Cảm ơn TCM đã cho ra blog này để xóa mù cho người mới tìm “lâu lâu mới hiểu” như em.

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

iSS Acoustics Thiết kế và Thi công Studio/Phòng thu Cao cấp tại Việt Nam

Nhiều người đọc

  • 6 thiết bị cơ bản để thu âm tại nhà với chất lượng chuyên nghiệp
  • Compressor cơ bản dành cho người “chậm hiểu”
  • Cách sử dụng Reverb cơ bản và “an toàn” cho người mới tập mix
  • MIDI 101: Xóa mù ngay kẻo mãi đi sau thời đại
  • Cách sử dụng Cubase Elements 7 “miễn phí” và bổ sung Sidechain Input
  • 5 phím tắt tự tạo trong Cubase giúp bạn tăng hiệu quả làm việc
  • Cubase Elements 7: Bạn có sẵn sàng từ bỏ Cubase 5 Full?
  • Guitar Pro 5: Soạn nhạc như dân Pro (Phần 3)
  • Dàn máy làm nhạc 10 triệu (Windows) [2015]
  • Guitar Pro 5: Phần mềm soạn nhạc cực kỳ hiệu quả (Phần 1)

Đánh giá

  • T10S
  • Adam T8V
  • Austrian Audio OC818
  • Adam T7V
  • T5V
  • ATH-M20x
  • Harrison Mixbus 3
  • Desktop Konnekt 6
  • AT2020
  • Cubase Elements 7

Còm mén

  • Nguyễn Thái Hà on Công cụ tính thời gian delay, reverb tự động
  • Đức Tài on Công cụ tính thời gian delay, reverb tự động
  • Đức Tài on Công cụ tính thời gian delay, reverb tự động
  • Nguyễn Thái Hà on Dynamics 101: Compression & Gating cơ bản – Khó nhưng không được nản!
  • Nguyễn Thái Hà on Guitar Pro 5: Soạn nhạc như dân Pro (Phần 3)

About MIX

Tạp chí MIX chia sẻ những kinh nghiệm sáng tác và sản xuất âm nhạc, phát triển sự nghiệp âm nhạc dành cho những người yêu nhạc nghiêm túc. Đọc thêm về Team MIX

Tags

audio interface bass beat maker compression cubase daw delay diy eq guitar hướng dẫn học thu âm hỏi đáp khóa học khóa học phòng thu làm việc chuyên nghiệp microphone midi monitor máy tính làm nhạc mới bắt đầu nearfield monitor nhạc lý phần cứng phần mềm phỏng vấn preset quan điểm reverb review routing sidechain signal flow song inspector studio monitor studio tour sản xuất âm nhạc the hit makers thủ thuật tiêu âm tiếp thị âm nhạc tâm lý âm học vst đào tạo đánh giá

Copyright © 2013 Tạp chí MIX