• Giới thiệu Team MIX
  • Liên hệ

Tạp chí MIX

  • Thu âm
  • Mixing & Mastering
  • Sự nghiệp
  • Công cụ
  • Sáng tác

Lựa chọn mạng xã hội để tiếp thị âm nhạc

16/12/2013 viết bởi Nguyễn Thái Hà 8 Comments

Ngày nay, mỗi thương hiệu, sản phẩm hầu như đều có các kênh mạng xã hội riêng để tiếp thị, tiếp cận và giao lưu với công chúng.

Bản thân bạn hay band nhạc của bạn cũng là một thương hiệu.

Vậy tại sao bạn không sử dụng mạng xã hội? Đừng làm kẻ ngoài cuộc, thờ ơ với công nghệ và vin vào câu nói “Hữu xạ tự nhiên hương” để tự sướng. Bạn sẽ phải hối hận.

Bạn chắc mình đủ “xạ” để tỏa “hương” không? Và ngay cả những ngôi sao có “chất xạ” khủng khiếp nhất như Celine Dion cũng có mặt trên gần như tất cả các mạng xã hội phổ biến nhất.

Máu đã lên. Internet đã nối. Trình duyệt Web đã bật. Tuy nhiên, bạn cần biết mạng xã hội nào phù hợp và đáng đầu tư thời gian nhất trước khi hùng hục tạo hàng đống tài khoản và spam status một cách vô nghĩa.

Lựa chọn kỹ để tiết kiệm nguồn lực

Trên thế giới, có tới hàng trăm mạng xã hội dành cho người dùng phổ thông lẫn nhắm thẳng vào các ca sĩ, ban nhạc, hãng đĩa…

Với người dùng phổ thông: Facebook, Google+, Twitter, YouTube…

Với các ca sĩ, ban nhạc, nhạc sĩ, nhà sản xuất, hãng đĩa: Myspace, ReverbNation, BandCamp, SoundCloud…

ThePianoGuys - Thành danh từ YouTube

ThePianoGuys – Thành danh từ YouTube

Chọn xong mạng xã hội, tạo xong tài khoản không có nghĩa là bạn cứ để đó, thi thoảng giật vài status và mơ về một ngày có hàng triệu người theo đuôi (follow hoặc subscribe) như Rihnana, Katy Perry hay Beyonce.

Dùng mạng xã hội cần sự đầu tư nghiêm túc về chất xám, thời gian và nhiều khi là cả tiền bạc (dù thời gian đã vốn luôn đồng nghĩa với tiền)!

Nếu không lựa chọn cẩn thận, bạn chắc chắn sẽ lãng phí nguồn lực vô ích và bơi giữa 1 rừng mạng xã hội nhưng hiệu quả thu về không cao.

Sự phổ biến

Mỗi mạng xã hội lại có một ưu điểm riêng tại… từng quốc gia. Mạng xã hội phổ biến nhất thế giới không có nghĩa là nó phổ biến nhất ở Việt Nam.

Lời khuyên của MIX: Đừng chọn mạng xã hội bạn muốn dùng hoặc theo tiêu chí “hoành tráng” nhất! Hãy chọn mạng xã hội nào mà đối tượng bạn quan tâm (fan tiềm năng, nhà sản xuất âm nhạc, hãng đĩa…) có mặt nhiều nhất!

Chức năng và Lợi ích riêng biệt

Có một số mạng xã hội cho phép bạn kiếm tiền trực tiếp, điển hình là YouTube. Rất nhiều người đã thành công và có thu nhập ổn định từ việc tạo ra các nội dung giải trí trên YouTube như Boyce Avenue, Christina Grimmie, ThePianoGuys…

Các mạng xã hội chuyên biệt về âm nhạc đều hỗ trợ tính năng bán sản phẩm âm nhạc với tỉ lệ chia hoa hồng khác nhau. Hiện chỉ có một mạng xã hội duy nhất không đòi hoa hồng đó là MintMusic (2013).

Bán nhạc trên SoundCloud

Bán nhạc trên SoundCloud

Ngoài ra, 100% mạng xã hội thương mại có chương trình quảng cáo của riêng mình. Tùy vào đặc tính của từng mạng xã hội, bạn có thể có ít hoặc nhiều tiêu chí liên quan trực tiếp tới các nhóm fan hâm mộ của mình.

Ví dụ: trên Facebook, bạn có thể chọn quảng cáo album mới của mình do riêng những người thích nghe Adele.

Lựa chọn mạng xã hội để tiếp thị âm nhạc

Lựa chọn mạng xã hội để tiếp thị âm nhạc

Mạng xã hội nào để tiếp thị âm nhạc tại Việt Nam?

Trừ khi đối tượng fan bạn muốn thu phục là… người nước ngoài, các mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay (không tín các diễn đàn và mạng rao vặt) gồm có: Facebook, Google+, YouTube, Zing Me.

Hãy nghiên cứu kỹ xem các “fan tương lai” của bạn có mặt nhiều nhất ở đâu để tập trung sức lực vào đó.

Ca sĩ Hồ Ngọc Hà không nằm ngoài cuộc chơi

Dĩ nhiên, người khôn ngoan như ca sĩ Hồ Ngọc Hà sẽ không nằm ngoài cuộc chơi

Facebook

1/9 dân số Việt Nam và 1/3 số người dùng Internet sử dụng Facebook: ~10,9 triệu người tính đến tháng 2 năm 2013. Và Facebook cũng là mạng xã hội có lượng tương tác lớn nhất Việt Nam (WikiPedia, 2013).

Tại sao ý thứ 2 lại quan trọng? Vì nó nói lên đó là một cộng đồng thật, với những con người thật là họ sử dụng hàng ngày thật chứ không phải tạo account để làm gì đó rồi bỏ không. Những thương hiệu lớn tại Việt Nam rõ ràng là có lý do để tiếp tục đổ tiền vào Facebook phải không nào? Đừng nghĩ họ không thông minh bằng mình.

Dù có một thiệt thòi vô cùng lớn tại Việt Nam là bị chặn, nhưng sức hấp dẫn của Facebook là không thể chối cãi khi cư dân mạng không ngại gian khó tương trợ nhau “vượt rào” để sử dụng tiếp! Kết quả là Việt Nam đứng thứ 3 trên toàn thế giới về tốc độ tăng trưởng người dùng trên Facebook! (Quintly, 2013)

Chính vì nó phổ biến như vậy, nên rất rất nhiều các website, các mạng xã hội khác tích hợp sẵn các tính năng chia sẻ, đồng bộ dữ liệu hoặc đăng nhập sử dụng Facebook.

Ví dụ: Nếu có tài khoản SoundCloud, bạn thậm chí có thể chèn nguyên 1 Playlist (danh sách gồm nhiều bài hát) và music player trên Facebook Profile của mình.

Một tài khoản, tiện đủ đường.

Ngoài lợi ích về khả năng tiếp cận người hâm mộ, giới âm nhạc chuyên nghiệp có thể hưởng lợi từ Facebook qua các chiến dịch quảng cáo có độ chính xác rất cao dựa trên độ tuổi, giới tính, sở thích, vị trí địa lý. Điều này giúp họ giảm thiểu chi phí tiếp thị, tăng hiệu quả đầu tư.

Sự thành công của nhóm hài Phong Lê là một bài học tốt cho giới âm nhạc

Sự thành công của nhóm hài Phong Lê là một bài học tốt cho giới âm nhạc

YouTube – Mạng xã hội chia sẻ Video

Hơn 1 tỉ người truy cập mỗi tháng.

Hơn 6 tỉ giờ video được xem mỗi tháng, tăng 200% so với năm ngoái.

YouTube là mạng xã hội Video lớn nhất hành tinh, có lượng người dùng đông đảo và tương tác rất cao và phổ biến thứ 2 tại Việt Nam sau Facebook (Alexa, 2013).

Theo thống kê của Nielsen, YouTube là mạng xã hội có lượng người dùng ở độ tuổi 18-34 đông nhất (YouTube, 2013).

Đối với giới âm nhạc chuyên nghiệp, YouTube có gì hay?

  • Video – Sản phẩm truyền thông có sức mạnh khủng khiếp! Tại sao? Vì 1000 từ mới bằng một hình ảnh, nếu đăng tải video dài 1 phút thì bạn có có 1440 hình (24 hình/giây) tương ứng với 1 siêu tiểu thuyết dài 1.440.000 từ – tương đương 5760 trang – để nói về mình! Đùa chút thôi! Video là loại sản phẩm truyền thông giúp bạn dễ dàng tác động vào cảm xúc của người xem hơn cả. Vì thế, YouTube là nơi lý tưởng để bạn đăng tải các Music Video, Studio Footage hay các Video “bật mí” các khía cạnh cá nhân, đời thường cho người hâm mộ.
  • Dịch vụ Content ID cho phép các hãng đĩa loại bỏ các file Video do người dùng upload chứa nội dung vi phạm bản quyền
  • Chương trình YouTube Partner giúp các nghệ sĩ, hãng đĩa kiếm tiền từ kênh YouTube của mình. Các YouTube Partner tại Việt Nam có thể kể đến JVevermind,  DAM tv, 102 Production, An Nguy, Toàn Shinoda.
Justin Timberlake trên Google+

Justin Timberlake trên Google+

Google+

Bất cứ ai có Gmail đều có một tài khoản Google+. Gmail là dịch vụ Email cá nhân phổ biến nhất ở Việt Nam. Bởi vậy, Google+ là mạng xã hội rất tiềm năng. Hơn nữa, nó là con đẻ của Google – dịch vụ tìm kiếm phổ biến nhất cũng tại Việt Nam.

Gần đây, Google thông báo sự thay đổi trong cách thức liệt kê kết quả tìm kiếm trong đó ưu tiên những kết quả phân tích từ nội dung được chia sẻ trên tài khoản Google+ của bạn bè. Điều đó càng chứng tỏ khả năng được xuất hiện của bạn trên kết quả tìm kiếm Google càng lớn, cơ hội tiếp thị hình ảnh và thông tin càng cao.

Tuy vậy, sự tham gia của cộng đồng người Việt tại đây cũng không được sôi động như Facebook hay YouTube. Vì vậy, việc sử dụng Google+ tại Việt Nam có ý nghĩa nhiều nhất về mặt nâng cao mức độ phủ sóng thông tin hơn là giao lưu với fan hâm mộ.

Các mạng xã hội khác

Ngoài 3 ông lớn kể trên (giữ toàn bộ Top 4 website truy cập nhiều nhất Việt Nam 2013 – Alexa), các mạng xã hội khác ít người dùng tại Việt Nam hơn cũng đáng để bạn cân nhắc:

ZingMe: Mạng xã hội “Made in Vietnam” có số người dùng đông đảo nhất. Người dùng của ZingMe chủ yếu là Teen. Có thể nói, mạng xã hội này có “cơ cấu dân số” trẻ nhất so với 3 ông lớn kể trên. Nếu bạn là ca sĩ muốn đánh vào thị trường này, ZingMe đáng để bạn cân nhắc.

SoundCloud: Mạng xã hội chuyên về âm nhạc cực kỳ dễ sử dụng và có rất nhiều người dùng Việt Nam. Ngoài dịch vụ quảng cáo của riêng mình, SoundCloud tích hợp với rất nhiều nền tảng, dịch vụ, mạng xã hội khác nhau cho phép bạn tiếp thị, bán sản phẩm âm nhạc mọi nơi, mọi lúc với độ ổn định cực cao.

Tạp chí MIX trên SoundCloud

Tạp chí MIX trên SoundCloud

Bạn có biết Tạp chí MIX có tài khoản trên SoundCloud? Connect với chúng tôi để liên tục cập nhật các demo, ví dụ về sản xuất âm nhạc trên TapchiMIX.com.

LinkedIn: Mạng xã hội chuyên nghiệp số 1 tại Việt Nam. Nếu bạn là nhà sản xuất âm nhạc, hãng đĩa hay kể cả là nhạc sĩ, hãy thể hiện khía cạnh chuyên nghiệp của mình tại đây để kết nối với nhiều người làm trong cùng lĩnh vực hơn, tìm kiếm nhiều cơ hội hợp tác hơn. Tài khoản của Michael Wendling là một ví dụ.

ReverbNation: 1 mạng xã hội khác chuyên dành cho âm nhạc. Dù ít phổ biến tại Việt Nam hơn, tuy nhiên, ReverbNation cũng tích hợp rất sâu vào Facebook, YouTube giúp bạn tiếp thị âm nhạc và đồng bộ hóa thông tin nhanh hơn. Các chức năng nó cung cấp như quản lý tiểu sử, báo chí, âm nhạc, video, sự kiện, tour diễn… đủ sức đảm đương một website dành cho nhãn đĩa chứ không chỉ ca sĩ hay ban nhạc. Ngoài ra, chương trình quảng cáo của ReverbNation cực hữu ích nếu bạn muốn đánh ra thị trường quốc tế.

Mạng xã hội – Lợi nhiều nhưng phải đầu tư thực sự

Để có kết quả như ý, bạn phải đầu tư thực sự vào việc duy trì mạng xã hội.

Tất cả các thông tin, hình ảnh, video cập nhật tại đây luôn nằm dưới sự soi mói của báo chí, người hâm mộ, antifan, các đơn vị sản xuất âm nhạc đi tìm nhân tố mới… bất cứ lúc nào. Chỉ cần một sơ hở, 1 câu status trong lúc không kiểm soát được mình cũng đủ để bạn phải mệt nhoài vì khắc phục thảm họa truyền thông.

Vì vậy, hãy tỏ ra chuyên nghiệp, có tính chiến lược khi sử dụng bất cứ mạng xã hội nào.

Tuy nhiên, mạng xã hội không phải là báo chí hay tivi, vì vậy, hãy thoải mái hơn một chút khi hé lộ những thông tin về cuộc sống hàng ngày, về con người của bạn. Đó mới là những gì hấp dẫn các fan, khiến họ tò mò và truy cập trang của bạn hàng ngày! 😉

Lời khuyên của MIX: Hãy chọn tối đa 03 mạng xã hội, trong đó tập trung thật lực cho 01 mạng xã hội quan trọng nhất

Theo các bạn, chúng tôi có bỏ sót thông tin nào về các mạng xã hội để tiếp thị âm nhạc tại việt nam không?

(Visited 1,297 times, 1 visits today)

Filed Under: Sự nghiệp âm nhạc Tagged With: hướng dẫn, tiếp thị âm nhạc

DYNAMIK Pro Studio Monitors

About Nguyễn Thái Hà

Sound system & Acoustics Designer
Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực studio, thiết kế studio và hệ thống âm thanh, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng cộng đồng những người yêu âm thanh, âm nhạc phát triển bền vững ở Việt Nam.

Hãy kết nối với tôi qua Facebook cá nhân nhé!

Rất vui được làm quen và làm việc cùng bạn.

Comments

  1. sH!no Rapper says

    19/12/2013 at 16:40

    Thx anh đã chia sẻ. A bảo chon tối đa 3 rồi tập trung vào 1. Em đang phân vân giữa YouTube và Facebook. Theo a em nên tập trung vào cái nào?

    Reply
    • Nguyễn Thái Hà says

      20/12/2013 at 12:19

      Chào sH!no,
      Như mình đã chia sẻ, bạn cần tập trung vào mạng xã hội nơi đối tượng bạn quan tâm có mặt nhiều nhất.
      Họ là những ai? Producer, nhạc sĩ bạn muốn cộng tác hay người nghe nhạc? Mục đích sử dụng của bạn là gì?
      Dạng nội dung cho 2 mạng xã hội này rất khác nhau và yêu cầu mức công sức bỏ ra cũng khác nhau. YouTube chuyên về Video và đó là nơi rất tốt để bạn giới thiệu sản phẩm của mình hoặc những video clip hậu trường, cuộc sống hàng ngày của bạn.
      Bạn đừng nghĩ mình chưa có sản phẩm âm nhạc thì không nên tập trung vào YouTube vì ai cũng phải bắt đầu từ con số 0. Và một khi đã làm thì phải ra sản phẩm đều đặn.
      Facebook là nơi tiếp thị thương hiệu (trong trường hợp của bạn thì có thể là thương hiệu cá nhân) rất tốt. Việc cập nhật nội dung trên Facebook cũng yêu cầu ít công sức hơn YouTube nhưng với tần suất cao hơn.
      Bạn nên trả lời hết những câu hỏi ở trên trước khi nghĩ tới lựa chọn Facebook hay YouTube.
      Chúc bạn thành công.

      Reply
  2. danman5912 says

    28/12/2013 at 23:48

    Ở Việt nam phổ biến nhất vẫn là Facebook với Youtube rồi, tập trung vào 2 cái đó thôi
    Thank tác giả gì bài viết hay ! 😀

    Reply
    • Nguyễn Thái Hà says

      29/12/2013 at 02:48

      Hi danman5912,

      Ở VN đúng như bạn nói phổ biến nhất là FB và YT. Tuy nhiên hãy chắc chắn rằng đối tượng đích của bạn cũng sử dụng các kênh đó. 😉

      Nguyễn Thái Hà

      Reply
  3. Huy says

    08/06/2014 at 14:33

    Chào MIX. MIX có thể cho em biết định dạng nhạc nào chất lượng cao mà thường hay được sử dụng để đăng tải lên các trang nhạc trực tuyến như my space, sound cloud, zing, nhaccuatui,… không? Em có một số track muốn public nhưng chưa rõ lắm 🙂 thanks MIX.

    Reply
    • Avatar photoPhạm Bình says

      08/06/2014 at 16:12

      Chào bạn!
      Mp3 là đủ rồi, 320kbps thì càng tốt
      Tai người không phải ai cũng quá thính đâu nên không cần cầu kỳ
      Đừng lởm quá là được

      Reply
    • Nguyễn Thái Hà says

      10/06/2014 at 12:41

      Chào Huy,

      Bạn hãy tìm hiểu kỹ các website đó xem định dạng của họ cho phép là gì rồi xuất file ra đúng chuẩn ngay từ đầu, không mất công phần mềm (thường là kém chất lượng) của họ can thiệp vào nữa.

      Ví dụ: YouTube chấp nhận âm thanh AAC 44,1K từ 64kbps-192kbps, Soundclound là MP3 128 kbps, 44,1K. Cả 2 website này đều sử dụng audio 16 bit.

      Chúc bạn thành công,
      Nguyễn Thái Hà

      Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

iSS Acoustics Thiết kế và Thi công Studio/Phòng thu Cao cấp tại Việt Nam

Nhiều người đọc

  • 6 thiết bị cơ bản để thu âm tại nhà với chất lượng chuyên nghiệp
  • Compressor cơ bản dành cho người “chậm hiểu”
  • Cách sử dụng Reverb cơ bản và “an toàn” cho người mới tập mix
  • MIDI 101: Xóa mù ngay kẻo mãi đi sau thời đại
  • Cách sử dụng Cubase Elements 7 “miễn phí” và bổ sung Sidechain Input
  • 5 phím tắt tự tạo trong Cubase giúp bạn tăng hiệu quả làm việc
  • Guitar Pro 5: Soạn nhạc như dân Pro (Phần 3)
  • Cubase Elements 7: Bạn có sẵn sàng từ bỏ Cubase 5 Full?
  • Dàn máy làm nhạc 10 triệu (Windows) [2015]
  • Guitar Pro 5: Phần mềm soạn nhạc cực kỳ hiệu quả (Phần 1)

Đánh giá

  • T10S
  • Adam T8V
  • Austrian Audio OC818
  • Adam T7V
  • T5V
  • ATH-M20x
  • Harrison Mixbus 3
  • Desktop Konnekt 6
  • AT2020
  • Cubase Elements 7

Còm mén

  • Nguyễn Thái Hà on Compressor cơ bản dành cho người “chậm hiểu”
  • Git on Compressor cơ bản dành cho người “chậm hiểu”
  • Nguyễn Thái Hà on Reverb 101: Thiết kế Không gian – Thông số phòng (P4)
  • Đình Lộc on Reverb 101: Thiết kế Không gian – Thông số phòng (P4)
  • Đức Tài on Công cụ tính thời gian delay, reverb tự động

About MIX

Tạp chí MIX chia sẻ những kinh nghiệm sáng tác và sản xuất âm nhạc, phát triển sự nghiệp âm nhạc dành cho những người yêu nhạc nghiêm túc. Đọc thêm về Team MIX

Tags

bass classic studio monitors compression cubase daw export guitar hướng dẫn hỏi đáp interview mastering mid-field monitor máy tính làm nhạc mới bắt đầu nearfield monitor offline phần mềm phỏng vấn preset quan điểm realtime reaper render reverb review routing sidechain signal flow song inspector sound design studio monitor Studio One studio subwoofer studio tour subwoofer thiết kế phòng thu thủ thuật tiêu âm tiếp thị âm nhạc video vocal vst yamaha ns-10m studio đánh giá

Copyright © 2013 Tạp chí MIX