• Giới thiệu Team MIX
  • Liên hệ

Tạp chí MIX

  • Thu âm
  • Mixing & Mastering
  • Sự nghiệp
  • Công cụ
  • Sáng tác

Khóa học Mixing chuyên nghiệp: PRO Mixing Engineer

Tại sao bạn nên học Mixing chuyên nghiệp?

Tôi biết, tôi biết… Bạn đã tốn nhiều đêm dài cày cuốc mà mãi không ưng ý với sản phẩm của mình bất kể đống “tủ lạnh” đầy rackgear sáng quắc ở góc phòng. Có người lại mix mãi mà không qua được “cảnh giới” của 1 bản mix đã từng làm tốt cách đây cả năm trời. Hay thậm chí đôi khi chỉ muốn tìm hiểu về mixing chuyên nghiệp để quản lý chất lượng tốt hơn cho những sản phẩm âm nhạc sẽ đính “mác” của cá nhân bạn lên.

Đồ tốt không đảm bảo bạn sẽ có bản mix tốt

Đồ tốt không đảm bảo bạn sẽ có bản mix tốt

 

Dù lý do là gì đi nữa, hiểu biết về phương pháp mixing sẽ giúp bạn có một lợi thế rất lớn trong con đường phát triển sự nghiệp âm nhạc. Bởi mixing là công đoạn khó nhất để hiểu và thành thục trong quá trình sản. Kể cả các top-tier mixing engineer (ME) của thế giới cỡ Chris Lord-Alge cũng cần mất nhiều năm để thành thục được với chỉ 1 thể loại nhạc trước khi chuyển sang luyện chưởng với dòng nhạc tiếp theo.

Ấy là họ – những người có nhiều điều kiện học hỏi, thực hành và 1 quyết tâm cao độ. Với chúng ta, bạn hãy x2 hoặc x3 số thời gian đó lên hay thậm chí là không bao giờ được như vậy nếu không sớm nắm được bản chất vấn đề, phương pháp làm việc hợp lý và kiên quyết thay đổi nhận thức.

Một số thông tin về top-tier ME:

  • Số track trong mỗi bản thu: 40-150
  • Thời gian mix 1 bài: =< 1 ngày
  • Thù lao cho 1 bài: >= 4 000 – 8 000$

Sự khác biệt nhờ kỹ năng

Cùng 1 bản thu, 1 ME xoành xĩnh và 1 ME chuyên nghiệp sẽ cho ra 2 kết quả một trời một vực. ME có thể là người đưa bản thu lên 1 level khác hay cũng chính là người sẽ dìm nó xuống đáy… bể phốt. Tất nhiên, một bản mix tốt không thể biến 1 bài hát siêu dở trở thành No.1 Hit, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được sự đóng góp to lớn của ME trong việc truyền tải thông điệp, cảm xúc của bản thu tới người nghe. Đôi khi nhờ quá trình mixing tốt mà một bài hát tầm thường trở nên thú vị hơn rất nhiều.

Bài hát dưới đây được sáng tác, phối khí và thu âm cực tốt. Nhưng qua tay 2 ME Engineer nghiệp dư và 1 ME chuyên nghiệp, chúng ta nhận được 3… “bài hát” khác nhau hoàn toàn.

The Good

http://www.tapchimix.com/wp-content/uploads/2014/11/NYC-Good-Mix.mp3

 

The Bad

http://www.tapchimix.com/wp-content/uploads/2014/11/NYC-Bad-Mix.mp3

 

The Ugly

http://www.tapchimix.com/wp-content/uploads/2014/11/NYC-The-Ugly.mp3

 

Bởi vậy, không có gì lạ khi các mixing engineer nước ngoài được trả công hậu hĩnh nhất phải không?

Ai nên học khóa này?

  • Người muốn tìm hiểu bản chất thực sự của Mixing và phương pháp nhìn nhận, đánh giá bản mix
  • Người muốn trở thành Mixer thông minh thay vì Mixer cần cù
  • Người muốn tu nghiệp để nâng cấp quy trình làm việc, chất lượng sản phẩm trong thời gian ngắn nhất hoặc đơn giản là tìm cách vượt qua “cảnh giới” chất lượng của chính bản thân mình đặt ra
  • Người yêu thích sản xuất âm nhạc và hiểu giá trị của thời gian, giá trị của 1 sản phẩm chất lượng
  • Chủ music studio muốn tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ cùng khu vực
  • Nhạc sĩ phối khí muốn cải thiện chất lượng sản phẩm
  • Nhà sản xuất muốn kiểm soát, đánh giá tốt hơn sản phẩm của mình

Học Mixing chuyên nghiệp

Bạn sẽ học được gì?

  1. Hiểu Mixing từ góc nhìn của Nhà sản xuất. Họ cần gì, trông đợi gì từ một ME? Làm sao để thỏa mãn họ mà vẫn ghi được dấu ấn của bạn lên bản mix?
  2. Hiểu về Cấu trúc Bản nhạc. Hiểu biết về cấu trúc bản nhạc sẽ mang lại cho bạn những lợi ích gì khi ra quyết định trong mixing?
  3. Hiểu về Phong cách Âm nhạc. Thể loại nhạc ảnh hưởng tới phong cách mixing của bạn như thế nào? Tại sao các top-tier ME lại phải tốn nhiều thời gian để master 1 dòng nhạc như thế?
  4. 3 Chiều sâu trong Mixing. Bổ bản mix ra làm 3 nhóm tiêu chí cụ thể để giải quyết và đánh giá chất lượng một cách toàn diện, lý tính nhất có thể
  5. Quy trình Mixing chuyên nghiệp. Làm sao để mix một cách hiệu quả? Làm sao để mix một bản thu thông thường từ 30-100 track trong một ngày? Làm sao để không bỏ sót chi tiết? Bắt đầu và kết thúc với thứ gì? Quá nhiều câu hỏi, quá nhiều vấn đề, quá ít thời gian. Phương pháp làm việc khoa học sẽ giúp chúng ta giải quyết được vấn đề này để đảm bảo năng suất công nghiệp với chất lượng chuyên nghiệp.
  6. Tối ưu hệ thống Monitoring. Môi trường nghe là yếu tố cực quan trọng với ME. Bạn sẽ biết được phương pháp thiết lập môi trường nghe đáng tin cậy, trung thực để cho ra các bản mix ổn định, ra quyết định mixing chính xác hơn
  7. Tâm lý Âm học. Hiểu về bộ não và đôi tai sẽ giúp bạn chiến thắng được kẻ thù lớn nhất của các ME
  8. Phương pháp Nghe. Khi sử dụng thiết bị, làm sao để biết mình làm đúng hay sai? Làm sao để phát hiện nhanh vấn đề? Làm sao để biết được đâu là điểm dừng?
  9. Mối quan hệ giữa Recording và Mixing. Không một ME nào có thể phủ nhận sự quan trọng của quá trình thu âm. Tuy nhiên, mối quan hệ đó ko chỉ dừng lại ở việc “thu tốt thì mixing đỡ mệt” như đa số vẫn tưởng
  10. Đấu nối thiết bị. Các phương pháp đấu nối linh hoạt, hiệu quả áp dụng cho từng trường hợp cụ thể sẽ mở ra vô vàn khả năng sáng tạo cho quá trình mixing. Hãy bước ra khỏi tư duy thông thường để tiếp nhận những điều thú vị mang lại chỉ bằng việc đổi… vị trí thiết bị
  11. Tổ chức bản mix chuyên nghiệp. Đây là công việc của các trợ lý top-tier ME hay làm. Bạn không thể tin được mình đã lãng phí bao nhiêu thời gian chỉ vì không nhận thức đúng tầm quan trọng cũng như không làm đúng phương pháp của bước này
  12. Quản lý Cường độ tín hiệu. Học cách quản lý cường độ tín hiệu đa tầng để đảm bảo chất lượng âm thanh tốt nhất dù dùng phần cứng hay phần mềm
  13. Chiến lược Panning. Bạn Pan theo thói quen hay có mục đích rõ ràng? Chiến lược Panning thông minh không chỉ giúp phân tách vị trí nhạc cụ, nó còn truyền cảm hứng, sự phấn khích và tái hiện không gian. Tôi sẽ hướng dẫn và giải thích cho bạn các nguyên lý panning hiệu quả cả về mặt tâm lý, vật lý và các môi trường ứng dụng phù hợp
  14. Sức mạnh của Mono. Mono tốt là điều kiện cần. Stereo tốt là điều kiện đủ. Bạn đã hình dung được sức mạnh và sự quan trọng của Mono Mix chưa? Có rất nhiều vấn đề phát sinh xung quanh Mono Mix, tôi sẽ trao đổi cặn kẽ với các bạn thêm
  15. EQ 101 & EQ styles. Bạn sẽ làm quen với thiết bị phổ biến nhưng khó làm chủ nhất trong studio! Không chỉ giới thiệu cụ thể về EQ, các dạng thiết bị EQ cũng sẽ được thảo luận giúp bạn mở mang đầu óc và có lựa chọn hợp lý trong quá trình mixing
  16. EQ Nâng cao. Các kỹ thuật EQ nâng cao, tư duy EQ một cách hệ thống, có chủ đích rõ ràng sẽ giúp bạn xóa đi mù mờ, cảm tính và có được kết quả tốt với các thao tác đơn giản tới không ngờ!
  17. Dynamic Processing 101. Giới thiệu về các bộ xử lý cường độ tín hiệu như Compressor, Gate, Limiter và ứng dụng của chúng. Tôi sẽ xóa 100% sự mù mờ và nhận thức sai lầm của đa số ME ít kinh nghiệm về các thiết bị này.
  18. Xử lý Dynamic nâng cao. Các kỹ thuật, tiểu xảo xử lý Dynamic nâng cao, hiệu quả với các công cụ đơn giản nhất là minh chứng rõ ràng cho việc bạn đang “sướng mà không biết hưởng” như thế nào
  19. Multiband Compressor & Ứng dụng. Làm chủ Multiband Compressor và các ứng dụng cực kỳ hữu dụng của nó
  20. Reverb 101. Hiểu thật đúng về Reverb, ứng dụng của Reverb và dấu hiệu nhận biết Reverb vừa đủ
  21. Reverb nâng cao. Các kỹ thuật căn chỉnh reverb nâng cao và sử dụng sáng tạo trong các tình huống cụ thể để có được hiệu quả cao nhất với công sức ít nhất
  22. Delay 101. Học cách sử dụng Delay, tạo độ sâu và không gian cho nhạc cụ
  23. Delay nâng cao. Tạo độ sâu, cảm giác về không gian chỉ là 1 tác dụng cơ bản của Delay. Hãy cùng tôi tìm hiểu các lợi ích khác kèm theo phương pháp thực hiện để cải thiện bản mix
  24. Modulation & Pitch Effects. Làm quen với các effect dựa trên biến đổi tần số, phase và học cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất
  25. Xử lý MS. Học cách phân vùng âm trường để xử lý độc lập giúp bản mix vừa có sự tách bạch rõ ràng, vừa đầy đặn
  26. Digital Clipping. Tối ưu hóa âm lượng bản mix, quản lý peak hiệu quả mà không ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh
  27. Xử lý Họa âm. Cùng nhau tìm hiểu về các thiết bị tạo ra họa âm phụ trợ và xem chúng cứu vớt bản mix của chúng ta một cách “kỳ diệu” như thế nào
  28. Xử lý Bất tuyến tính. Kết hợp ưu điểm của Analog và Digital để làm dày, ấm âm thanh hoặc xử lý các tình huống khi EQ phải bất lực
  29. Xử lý LCR. Quản lý và kiểm soát sự cân bằng trên nhiều khu vực độc lập của âm thanh stereo
  30. Mixing Vocal chuyên nghiệp. Yếu tố trung tâm của bản mix và thường là thứ quan trọng nhất
  31. Mixing Sampled Drums. Sampled Drums cho chúng ta âm thanh trống chất lượng cao (nhiều khi còn hơn việc bạn vất vả cặm cụi thu acoustic drums), tuy nhiên, khi mix sampled drums, chúng ta phải lưu ý rất nhiều thứ khác
  32. Mixing Natural-Acoustic Drums. Khi nào mix ngon lành một bản thu có acoustic drum, chắc chắn bạn đã cứng tay rồi!
  33. Mixing Bass. Bản mix của bạn có lực hay không, có đầy hay không phần lớn là nhờ vào Bass Guitar. Vì thế, hãy dành cho nó sự lưu tâm đặc biệt. Nói nhỏ: “Đây là nhạc cụ khó mix nhất”
  34. Mixing Piano. Nhạc cụ thuộc tầng trung âm tương đối khó mix do bao phủ một khoảng tần số rất rộng. Nhưng dù khó thì vẫn cứ phải “xử” thôi
  35. Mixing Acoustic Guitar. Nếu làm home studio hoặc studio cỡ nhỏ, đây sẽ là nhạc cụ mà các bạn hay phải sờ tới nhất sau vocal.
  36. Mixing Electric Guitar. Bất kể bạn mix Metal, Rock hay Pop, Electric Guitar là nhạc cụ rất phổ biến trong các dòng nhạc hiện đại.
  37. Mixing Synthesizer. Synthesizer có khả năng tạo ra những thứ âm thanh chỉ có trong tưởng tượng. Như vậy, nó ko có tính chất cố định. Phải làm sao bây giờ?
  38. Các hiệu ứng đặc biệt. Một số hiệu ứng sáng tạo đơn giản, dễ làm như các bạn vẫn hay nghe trên các bản mix thương mại
  39. Luyện tai. Phương pháp luyện tai đơn giản nhưng hiệu quả giúp bạn làm việc nhanh, chính xác và bớt cảm tính
  40. Xử lý Tổng thể. Tập xử lý bản mix tổng thể, làm bản mix hòa quyện hơn
  41. Tự động hóa. Tối đa hóa khả năng truyền tải cảm xúc của bản mix và sửa lỗi, điều chỉnh tự động
  42. Làm việc với VSTi. Sử dụng VSTi đúng cách để có phần chơi thật hơn
  43. Chuẩn bị file Mixdown cho Mastering. Phương pháp chuẩn bị bản mixdown đúng cách phục vụ công đoạn mastering
  44. Thủ thuật thiết lập Monitoring. Các tiểu xảo chuyên nghiệp giúp đánh giá chính xác chất lượng bản mix, cân bằng tốt hơn
  45. Hiệu ứng Không gian. Cải thiện sân khấu âm thanh và giúp bản mix có sự tập trung, ổn định qua nhiều hệ thống

Thông tin Lớp học

  • Địa điểm: 1206 CT2B, Chung cư VOV, Mễ Trì, Hà Nội. Nếu là lớp trong Tp. Hồ Chí Minh thì địa điểm sẽ được xác nhận sau
  • Thời lượng: 10 buổi, mỗi buổi 2h (lưu ý: lượng kiến thức và kinh nghiệm được truyền tải rất nhiều, đây là lớp học có cường độ “nhồi nhét” cao, hãy đảm bảo bạn có thời gian về kiểm tra, luyện lại kiến thức từng bài học)
  • Ngày bắt đầu: Mở lớp liên tục tại Hà Nội. Lớp trong Tp. Hồ Chí Minh thì thường sẽ được mở sau khi đủ số học viên tối thiểu cùng đăng ký (5 người)
  • Học phí: 6.000.000 với lớp ở Hà Nội, 6.500.000 với lớp ở Tp. Hồ Chí Minh
  • Phương thức đăng ký: Nộp 100% học phí vào tài khoản dưới đây và liên hệ với tôi để xác nhận
  • Thông tin TK: Nguyen Thai Ha, Stk 88-1164856-66, Standard Chartered Bank, Chi nhánh Hà Nội

Liên hệ

  • Nguyễn Thái Hà
  • 098 565 2333
  • thaiha.mp9@gmail.com
  • fb.com/n.thai.ha

Chúc các bạn có được sự lựa chọn hợp lý nhất.

Comments

  1. Minh says

    14/11/2014 at 17:41

    Bao h vào sg anh NTH ?

    Reply
    • Nguyễn Thái Hà says

      14/11/2014 at 19:54

      Hi Minh,

      Mình chỉ dạy ở SG khi có học viên yêu cầu thôi Minh ạ. Cảm ơn bạn đã quan tâm nhé 😉

      Nguyễn Thái Hà

      Reply
      • NhungNguyen says

        16/09/2016 at 11:57

        chao Anh, cho Em biet them ve thong tin nay duoc ko ah? vi du la hoc bao lau se hoan tat khoa hoc? va se co buoi danh Gia nang luc cua tung hoc Vien? Giay Chung nhan se duoc cap sau khi hoan tat khoa hoc?

        Reply
        • Nguyễn Thái Hà says

          21/09/2016 at 01:43

          Chào Nhung,

          Mình sẽ dạy trong 10 buổi. 2h/buổi. Thường thì mình sẽ bố trí 1 buổi gặp trực tiếp để trao đổi về nhu cầu học và đánh giá trình độ hiện tại của học viên.
          Mình dạy dưới dạng cá nhân nên không có giấy chứng nhận.

          Cảm ơn bạn đã quan tâm tới lớp học.

          Nguyễn Thái Hà

          Reply
  2. Minh says

    16/11/2014 at 10:52

    hẹn bác ngày trở lại . he he. sao bác không dạy khóa này trước khóa kia làm em gom lúa oải ghê !

    Reply
    • Nguyễn Thái Hà says

      18/11/2014 at 18:05

      Cái kia nó bổ kiểu khác, mà a dành 3 ngày cuối khóa để nói về mixing cho chú rồi còn j. Hehe
      -NTH

      Reply
  3. Minh Shayne says

    18/11/2014 at 09:46

    hix, SG không có 🙁

    Reply
    • Nguyễn Thái Hà says

      22/11/2014 at 16:36

      Chào Minh Shayne,

      Mình ở HN nên chỉ mở lớp ở SG khi có học viên yêu cầu thôi. Mong bạn thông cảm nhé 🙂

      Nguyễn Thái Hà

      Reply
  4. PhamTuan says

    19/11/2014 at 12:43

    Không biết nhạc cụ,chân ướt chân ráo,với lòng đam mê thì liệu có thể theo đc ko anh??

    Reply
    • Nguyễn Thái Hà says

      20/11/2014 at 12:41

      Chao Tuan,

      Dieu duy nhat ban can de bat dau la Thich va Kien tri. Chuc ban thanh cong nhe! 😉

      Nguyen Thai Ha

      Reply
  5. Mạnh says

    24/11/2014 at 22:54

    cho em xin thời gian học với ??

    Reply
    • Nguyễn Thái Hà says

      01/12/2014 at 15:08

      Chào Mạnh,

      Mình mở lớp vào hàng tháng. Tháng 12 mình chưa kịp update thời gian. Mình dự kiến bắt đầu vào ngày 10/12/2k14.

      Nguyễn Thái Hà

      Reply
  6. khoacena says

    10/12/2014 at 11:21

    Anh em Sài Gòn góp lúa mời anh vào quá

    Reply
  7. Tuấn says

    24/01/2015 at 09:52

    anh ơi, em ở SG muốn học thì làm sao ạ?

    Reply
    • Nguyễn Thái Hà says

      16/02/2015 at 04:41

      Cảm ơn Tuấn,
      Mình chỉ mở lớp ở SG nếu trong đó đủ số lượng học viên thôi. Vì đi lại cũng vất vả mà.
      Nguyễn Thái Hà

      Reply
  8. Chí Tâm says

    23/03/2015 at 00:46

    Chào A.Hà, cho em hỏi nếu như mở lớp ở SG thì 1 lớp khoảng bao nhiêu học viên thì anh mới mở, và học phí như thế nào ?

    Reply
    • Nguyễn Thái Hà says

      26/03/2015 at 13:58

      Chào Tâm,

      Ở SG thì học phí cũng tương tự nhưng sẽ cao hơn 1 chút vì mình phải vào đó dạy và ở đó trong thời gian lớp học diễn ra. Lớp ở SG mình chỉ mở khi có đủ học viên xác nhận chắc chắn tham gia. 🙂

      Nguyễn Thái Hà

      Reply
      • Trung Tín says

        20/05/2015 at 22:58

        Hello anh , em cũng muốn đăng ký 1 sót học ở tphcm ạ

        Reply
        • Nguyễn Thái Hà says

          21/05/2015 at 19:13

          Chào Trung Tín,
          Bạn có thể liên hệ mình trực tiếp qua số 098 565 2333 để đăng ký nhé. Mình phải lấy thêm thông tin cụ thể của từng học viên để sắp chỗ cho hợp lý.
          Cảm ơn bạn đã quan tâm tới lớp học.

          Nguyễn Thái Hà

          Reply
  9. Quốc Đạt says

    07/06/2015 at 06:53

    a ơi a có khoá học nào cho người yêu âm nhạc, muốn tìm hiểu về mixing căn bản không ạ
    Em rất thích hát và thường thu âm nhưng chưa bao giờ ưng ý với các bản mix ở các phòng thu em đến. Em muốn học mix để tự chỉnh bản thu theo ý của mình ạ

    Reply
    • Nguyễn Thái Hà says

      28/06/2015 at 01:57

      Chào Quốc Đạt,
      Mình có thể thiết kế riêng cho bạn một chương trình học giúp bạn hiểu về âm thanh, thu âm, mixing từ cơ bản đi lên. Nếu bạn có gì chưa rõ cứ gọi điện trao đổi trực tiếp với mình qua điện thoại ở trên nhé.
      Cảm ơn Đạt.
      Nguyễn Thái Hà

      Reply
  10. My Nhi says

    24/10/2015 at 13:16

    Hoc thu am phi la bao nhieu vay a

    Reply
  11. Duy Phạm says

    27/02/2016 at 09:00

    Chào anh
    Mình đã nghe các bản mix của anh, nó ở 1 level rất cao. Mình ở khá xa nên không có điều kiệu để theo học ở Hà Nội hay HCM.

    Công việc chính của mình không liên quan tới âm nhạc, việc tay trái thì có đôi khi đi chỉnh nhạc cho mấy sự kiện, phòng trà. Mình muốn nâng cao tay nghề chỉ vì mình có đứa em làm ca sĩ, nó cho mình nghe các bản mix và thật sự là các phòng thu ở đây tệ không chịu được :)). chấm

    Nếu có thể, sao không đưa chương trình PRO Mixing Engineer dạy online? Để những người ở xa như mình có điều kiệu nâng cao kiến thức.

    Cám ơn anh.

    Reply
    • Nguyễn Thái Hà says

      21/09/2016 at 01:45

      Chào Duy Phạm,

      Cảm ơn bạn đã quan tâm tới lớp học và nghe các bản mix của mình. Ý tưởng đó mình đã có kế hoạch thực hiện nhưng phải tới 2017 mình mới có thời gian tiến hành.
      Mong bạn thông cảm nhé. 🙂

      Thân mến,
      Nguyễn Thái Hà

      Reply
  12. Sơn says

    25/12/2016 at 18:53

    Mình xin học cách Tập xử lý bản mix tổng thể, làm bản mix hòa quyện hơn. vì mình đã biết mix các track nhạc cụ trên nuendo 4 rồi . Bác có thể dạy mình không .Sơn ĐT : 0983467715 .

    Reply
  13. TRAN DUNG says

    07/08/2017 at 21:04

    HA OI LAM MOT LOP HOC OLLI BANG VIDEO VE NOI DUNG NAY DI HA

    Reply
  14. Long Pham says

    24/09/2017 at 11:04

    Anh hà cho em hỏi có lớp nào học từ từ mà không nhồi nhét không ạ ? sợ tiếp thu không kịp tẩu hỏa 🙁

    Reply
    • Nguyễn Thái Hà says

      20/03/2018 at 17:22

      Lớp này dành cho những bạn đã có 1 chút kinh nghiệm nên cách học sẽ khác Long ạ.

      Reply
  15. Trần Hữu Hiếu says

    09/05/2018 at 08:18

    Tháng 5 này có mở lớp không anh Hà, thời gian học tập trung 10 buổi luôn hay sao anh. Cho em biết thêm thông tin chính xác để đăng ký.
    Thanks anh!

    Reply
    • Việt says

      13/05/2018 at 05:52

      Anh ơi 10 buổi học trong bao lâu. Tháng 8 này có khóa nào ko anh. Anh có nhận dạy online ko ạ vì em ở xa mà muốn học quá

      Reply
  16. Ming Eagle says

    01/08/2018 at 14:45

    Rất thích cách truyền đạt của anh!
    Hi vọng anh sớm có lớp ở HCM để em có cơ hội được nghiên cứu nghiêm túc và sâu hơn.

    Reply
  17. NGUYỄN TUẤN ANH says

    29/07/2020 at 08:08

    HI VỌNG SẼ CÓ CHƯƠNG TRÌNH HỌC TIẾP THEO Ở TPHCM ,XIN ĐƯỢC TƯ VẤN.

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Nhiều người đọc

  • 6 thiết bị cơ bản để thu âm tại nhà với chất lượng chuyên nghiệp
  • Compressor cơ bản dành cho người “chậm hiểu”
  • Cách sử dụng Reverb cơ bản và “an toàn” cho người mới tập mix
  • MIDI 101: Xóa mù ngay kẻo mãi đi sau thời đại
  • Cách sử dụng Cubase Elements 7 “miễn phí” và bổ sung Sidechain Input
  • 5 phím tắt tự tạo trong Cubase giúp bạn tăng hiệu quả làm việc
  • Guitar Pro 5: Soạn nhạc như dân Pro (Phần 3)
  • Cubase Elements 7: Bạn có sẵn sàng từ bỏ Cubase 5 Full?
  • Dàn máy làm nhạc 10 triệu (Windows) [2015]
  • Guitar Pro 5: Phần mềm soạn nhạc cực kỳ hiệu quả (Phần 1)

Đánh giá

  • T10S
  • Adam T8V
  • Austrian Audio OC818
  • Adam T7V
  • T5V
  • ATH-M20x
  • Harrison Mixbus 3
  • Desktop Konnekt 6
  • AT2020
  • Cubase Elements 7

Còm mén

  • hai le on Reaper 5 – Thần chết đáng yêu nhất hành tinh
  • Phạm Chính on MIDI 101: Xóa mù ngay kẻo mãi đi sau thời đại
  • Nguyễn Thái Hà on 04 thiết kế thùng loa phổ biến
  • Nguyễn Thái Hà on 04 thiết kế thùng loa phổ biến
  • Nam on 04 thiết kế thùng loa phổ biến

About MIX

Tạp chí MIX chia sẻ những kinh nghiệm sáng tác và sản xuất âm nhạc, phát triển sự nghiệp âm nhạc dành cho những người yêu nhạc nghiêm túc. Đọc thêm về Team MIX

Tags

bass compression cubase cách âm cách âm chuyên nghiệp daw export guitar hướng dẫn hỏi đáp interview monitor máy tính làm nhạc mới bắt đầu nearfield monitor offline phần mềm phỏng vấn preset quan điểm realtime reaper render reverb review room acoustics routing shootout sidechain signal flow song inspector studio monitor Studio One studio subwoofer studio tour subwoofer thiết kế phòng thu thủ thuật tiêu âm tiếp thị âm nhạc video vst yamaha ns-10m studio Đinh Hương đánh giá

Copyright © 2013 Tạp chí MIX