• Giới thiệu Team MIX
  • Liên hệ

Tạp chí MIX

  • Thu âm
  • Mixing & Mastering
  • Sự nghiệp
  • Công cụ
  • Sáng tác

Chất lượng Âm thanh Tốt hơn: Online hay Offline Audio Render?

26/04/2020 viết bởi Huỳnh Quang Tuấn Leave a Comment

Một vấn đề được tranh cãi rất nhiều trong cộng đồng kỹ thuật viên âm thanh từ lâu, nhưng ít ai thử nghiệm đúng cách để kiểm chứng thực sự. Vậy thì chúng tôi làm.

Online vs Offline Audio Render

Nói nôm na, online render (hay còn gọi là Real-Time Export hoặc Real-Time Bouncing hoặc Real-time Render) giống như kiểu vừa playback vừa record lại chính nội dung đó. Bài hát kéo dài như thế nào thì thời lượng render cũng dài như vậy.

Còn offline render thì khác, máy tính sẽ không thực hiện quá trình playback bình thường mà dồn hết tài nguyên xử lý để tăng tốc quá trình render audio. Do đó, offline render luôn tốn ít thời gian hơn.

Realtime-vs-offline

Nhưng cũng chính vì thế mà rất nhiều người cho rằng chất lượng render của offline render không tốt bằng online render, một số người còn khẳng định online render cho âm thanh “tốt hơn rất nhiều”. Chưa nói cụ thể đúng sai ra sao, chúng ta cần phải kiểm tra thử đã.

04 bài Kiểm tra

  1. Render Online và Offline lần lượt khi đã có effect.
  2. Render Online và Offline lần lượt với RAW file (file thô)
  3. Render Online và Offline lần lượt với các plugin thuần digital dạng insert với automation phức tạp
  4. Render Online và Offline lần lượt với plugin mô phỏng với automation phức tạp

Phép kiểm tra sẽ chỉ ra được sự khác nhau giữa các phương thức xuất file hoặc sự khác nhau giữa nhiều lần xuất file với cùng một phương thức. Còn sự khác nhau về âm thanh (nếu có) được hiểu là “hay” hay không thì chúng tôi để dành phần đó cho các bạn tự đánh giá.

Cách thức Tiến hành

Các bài kiểm tra sẽ được chúng tôi thực hiện trên Reaper 6 và Pro tool 12 – 2 trong số các DAW tiêu chuẩn được đánh giá là trung thực và chính xác nhất. Thật ra, trừ một số DAW cố tình mô phỏng analog console ngay từ đầu như Harrison MixBus, đại đa số (không phải tất cả!) các DAW khác đều cho âm thanh trung thực và hợp lệ để thực hiện bài test này.

Trong quá trình thực hiện, chúng tôi sẽ xuất ra 2 file cho mỗi bài kiểm tra, một online và một offline, sau đó import ngược lại vào project để thực hiện đảo cực (polarity invert) một trong hai track.

Kết thúc việc đảo cực trong những bối cảnh này sẽ luôn cho ra 2 kết quả: ngược pha hoàn toàn và lệch pha nhẹ.

Trường hợp 1: Ngược pha hoàn toàn

Sau khi đảo cực 1 track, 2 track triệt tiêu nhau hoàn toàn (null) và âm lượng tổng bằng âm vô cùng (tức là không có âm thanh). Điều này chứng tỏ không có khác biệt về nội dung giữa 2 track được thử nghiệm. Hay nói cách khác: Hai track này giống nhau hoàn toàn, từng tí một!

Trường hợp 2: Lệch pha nhẹ

Sau khi đảo cực 1 track, 2 track không triệt tiêu nhau hoàn toàn mà cho ra âm thanh rất mờ và nhỏ. Điều này chứng tỏ nội dung của 2 track khác nhau. Và sự khác nhau này chính là những gì còn lại mà bạn nghe thấy hoặc quan sát thấy được.

Video Chi tiết

Kết luận

Sau bài kiểm tra trên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

  1. Với bản mix sử dụng digital plugin thuần (không có bất cứ xử lý mô phỏng analog nào), kết quả render online và offline giống nhau 100%, không có sự khác biệt
  2. Với bản mix sử dụng plugin giả lập analog hoặc một số hiệu ứng phức tạp, kết quả render LUÔN khác nhau bất kể bạn render online hay offline. Sự khác nhau này không nên được hiểu là cái nào “hay” hơn. Thực chất, đó là kết quả của một số quá trình randomize (thuật toán ngẫu nhiên) sử dụng trong các hiệu ứng trên. Ngay cả khi chúng tôi render online cùng 1 bản mix thành 2 file khác nhau, 2 file này cũng không triệt tiêu nhau hoàn toàn, tức là cùng 1 bối cảnh và cùng 1 cách render, 2 bản mix cũng không hề cho ra âm thanh giống nhau 100%.
  3. Đối với các bản mix sử dụng automation phức tạp và có dùng các plugin giả lập thiết bị analog, bất kể bạn render online hay offline, kết quả render vẫn cho ra các file có nội dung không đồng nhất. Kể cả bạn render cùng 1 phương pháp (ví dụ render online), 2 file render vẫn là 2 file khác nhau!!!

Nào, bây giờ bạn thử ngẫm xem, rốt cục cái nào mới là “hay”? Và có thật sự render online tối ưu hơn render offline? Câu trả lời xin để tự bạn suy ngẫm.

(Visited 2,156 times, 1 visits today)

Nên đọc thêm:

  1. Reaper 5 – Thần chết đáng yêu nhất hành tinh
  2. Bên trong “Thế Giới Tưởng Tượng”
  3. Cubase Elements 7: Bạn có sẵn sàng từ bỏ Cubase 5 Full?
  4. H&Đ #2: Vocal production, EQ, Reverb & mixing Strings… (có audio minh họa)
  5. Đánh giá Adam T5V Studio Monitor
  6. Harrison Mixbus 3 – Đột phá bằng cách quay ngược thời gian

Filed Under: Mix & Master Tagged With: export, offline, realtime, render

DYNAMIK Pro Studio Monitors
Avatar photo

About Huỳnh Quang Tuấn

Sound Engineer & Foley Artist.
Tôi viết tất cả mọi thứ liên quan tới âm thanh và tôi chưa có ý định dừng lại. Vì cơ bản cuộc sống xung quanh tôi là những giai điệu không ngớt và tôi thích nó.
Cảm ơn các quý đọc giả, hãy kết nối với tôi qua FB để chúng ta có thể chia sẻ và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm.

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

iSS Acoustics Thiết kế và Thi công Studio/Phòng thu Cao cấp tại Việt Nam

Nhiều người đọc

  • 6 thiết bị cơ bản để thu âm tại nhà với chất lượng chuyên nghiệp
  • Compressor cơ bản dành cho người “chậm hiểu”
  • Cách sử dụng Reverb cơ bản và “an toàn” cho người mới tập mix
  • MIDI 101: Xóa mù ngay kẻo mãi đi sau thời đại
  • Cách sử dụng Cubase Elements 7 “miễn phí” và bổ sung Sidechain Input
  • 5 phím tắt tự tạo trong Cubase giúp bạn tăng hiệu quả làm việc
  • Guitar Pro 5: Soạn nhạc như dân Pro (Phần 3)
  • Cubase Elements 7: Bạn có sẵn sàng từ bỏ Cubase 5 Full?
  • Dàn máy làm nhạc 10 triệu (Windows) [2015]
  • Guitar Pro 5: Phần mềm soạn nhạc cực kỳ hiệu quả (Phần 1)

Đánh giá

  • T10S
  • Adam T8V
  • Austrian Audio OC818
  • Adam T7V
  • T5V
  • ATH-M20x
  • Harrison Mixbus 3
  • Desktop Konnekt 6
  • AT2020
  • Cubase Elements 7

Còm mén

  • Nguyễn Thái Hà on Compressor cơ bản dành cho người “chậm hiểu”
  • Git on Compressor cơ bản dành cho người “chậm hiểu”
  • Nguyễn Thái Hà on Reverb 101: Thiết kế Không gian – Thông số phòng (P4)
  • Đình Lộc on Reverb 101: Thiết kế Không gian – Thông số phòng (P4)
  • Đức Tài on Công cụ tính thời gian delay, reverb tự động

About MIX

Tạp chí MIX chia sẻ những kinh nghiệm sáng tác và sản xuất âm nhạc, phát triển sự nghiệp âm nhạc dành cho những người yêu nhạc nghiêm túc. Đọc thêm về Team MIX

Tags

bass classic studio monitors compression cubase daw export guitar hướng dẫn hỏi đáp interview mastering mid-field monitor máy tính làm nhạc mới bắt đầu nearfield monitor offline phần mềm phỏng vấn preset quan điểm realtime reaper render reverb review routing sidechain signal flow song inspector sound design studio monitor Studio One studio subwoofer studio tour subwoofer thiết kế phòng thu thủ thuật tiêu âm tiếp thị âm nhạc video vocal vst yamaha ns-10m studio đánh giá

Copyright © 2013 Tạp chí MIX