Tiếp theo “sự kiện quốc gia” công bố dàn máy làm nhạc 10 triệu (2015) :v, mình sẽ chia sẻ tiếp dàn máy làm nhạc 15 triệu (mid-end). Hãy xem dàn máy này hơn được những gì.
Ai thường dùng hệ thống này?
Đối tượng người dùng của hệ thống 15 triệu thực ra cũng không khác dàn 10 triệu là mấy, được cái là họ chịu chi hơn mà thôi.
- Người mới tập làm beat, phối khí trên máy tính và muốn đầu tư 1 cách tương đối nghiêm túc
- Người đã tiếp xúc một thời gian và muốn nâng cấp chiếc máy cũ ì ạch của mình để làm các project lớn hơn, đầu tư nghiêm túc hơn
- Người mới lần đầu tiếp xúc vào thế giới phòng thu để tự thu những bản nhạc, cover đơn giản tại nhà và có khả năng chi trả tốt
Tiêu chí xây dựng hệ thống
Tương tự như dàn máy tính làm nhạc 10 triệu, hiệu năng vẫn phải đặt lên hàng đầu so với tất cả các yếu tố khác vì sự chênh lệch 5 triệu sẽ không mang lại cho bạn quá nhiều cải thiện về hiệu năng như bạn tưởng.
Với hệ thống này, người dùng có thể sẽ dành ngân sách kha khá để mua màn hình kích khá lớn (24”, 27”), bởi vậy, card đồ họa là một trong những linh kiện được cân nhắc bổ sung vào danh sách đi chợ so với dàn 10 triệu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn có thể chơi các game AAA với Max Settings đâu nhé. Rốt cục, bạn mua máy để làm nhạc mà. Đừng nghĩ tới chuyện đó trừ khi bạn quá nhiều tiền và thời gian.
Tuy nhiên, theo ý kiến của cá nhân tôi, card đồ họa on-board trên các bo mạch chủ cấp trung vẫn dư sức cho hình ảnh sắc nét ở độ phân giải 1920×1080 (tôi đang không nói về việc chơi game, tôi nói về việc làm audio nhé). Bởi vậy, nếu bạn muốn tối đa hóa hiệu năng của máy, hãy yên tâm mà sử dụng VGA on-board.
Khả năng nâng cấp của hệ thống ở mức khá do với 15 triệu, bạn sẽ có được bo mạch chủ tốt hơn, trâu chó hơn, nhiều tùy chọn kết nối hơn.
Với 15 triệu, ta có nhiều lựa chọn hơn về hướng xây dựng dàn máy tối ưu cho một mục đích làm việc cụ thể (ví dụ thu âm, mixing, làm beat, phối khí…).
- Làm beat/phối khí: đặc trưng của các máy tính phục vụ mục đích này là phải tải được nhiều nhạc cụ ảo chạy real-time (thời gian thực), bởi vậy không có gì đáng ngạc nhiên, bạn sẽ cần rất nhiều RAM
- Thu âm/Mixing: việc thu âm số lượng lớn các track đồng thời và mixing với độ trễ thấp là dạng tác vụ rất ngốn CPU, đòi hỏi tốc độ truy xuất/ghi/đọc của đĩa cứng cao.
Một điểm nữa cần lưu ý đó là: trừ trường hợp thừa tiền hoặc được cho, việc bỏ ra 15 triệu sắm dàn máy làm nhạc thể hiện người chủ có ý định đầu tư nghiêm túc hơn cho việc học/làm trong studio. Bởi vậy, họ xưng đáng có được sự ổn định từ một bộ nguồn cao cấp hơn và một case máy tính chất lượng cao, thoáng mát. Kết quả cuối cùng là tuổi thọ hệ thống cao hơn.
Đi chợ
Dưới đây là danh sách linh kiện tôi đề xuất đi theo 2 hướng riêng biệt (báo giá build tại hanoicomputer, tháng 6, 2015)
Dàn máy tính làm nhạc 15 triệu phục vụ Thu âm và Mixing
STT | Tên sản phẩm | Thiệt hại |
1 | Bàn phím Genius KB110 USB | 129.000 |
2 | Chuột Genius Netscroll 110X Optical USB | 119.000 |
3 | Case Cooler Master Elite 361 HTPC (Mid Tower) | 789.000 |
4 | Nguồn FSP RAIDER 550W – Active PFC – 80PLUS® SILVER | 1.559.000 |
5 | Giga B85M – D3H | 1.999.000 |
6 | SSD INTEL® Series 530 120GB SATA3 6Gb/s 2.5″ (Đọc 550MB/s, Ghi 480MB/s) | 1.780.000 |
7 | Intel Core™ i5-4460 3.2 GHz / 6MB / HD 4600 Graphics / Socket 1150 (Haswell refresh) | 4.440.000 |
8 | SSHD Seagate 2TB 7200 Rpm SATA3, 64MB Cache | 2.099.000 |
9 | RAM Kingston HyperX Savage Red 8GB (2x4GB) DDR3 Bus 1600Mhz – (HX316C9SRK2/8) | 1.719.000 |
10 | DVD Rewrite Samsung 24X SH-224FB/VNSE Sata đen (T) | 399.000 |
Tổng thiệt hại | 15032000 |
Dàn máy tính làm nhạc 15 triệu phục vụ làm beat/phối khí
STT | Tên sản phẩm | Thiệt hại |
1 | Case CoolerPlus L204 | 279.000 |
2 | CPU Intel Core™ i5-4430 3.00 GHz ,6MB , HD 4600 Graphics , Socket 1150 (Haswell) | 4.269.000 |
3 | Giga B85M – D3H | 1.999.000 |
4 | Nguồn Cooler Master Elite V2 550W (RS550-PSARI3) | 989.000 |
5 | SSD INTEL® Series 530 120GB SATA3 6Gb/s 2.5″ (Đọc 550MB/s, Ghi 480MB/s) | 1.780.000 |
6 | Keyboard Giga K3100 USB đen | 99.000 |
7 | RAM Kingston HyperX Fury Black 16GB (2x8GB) DDR3 Bus 1600Mhz | 3.249.000 |
8 | SSHD Seagate 2TB 7200 Rpm SATA3, 64MB Cache | 2.099.000 |
9 | Mouse Jupistar Optical USB M3301 | 79.000 |
10 | DVD Rewrite Samsung 24X SH-224FB/VNSE Sata đen (T) | 399.000 |
Tổng thiệt hại | 15.241.000 |
Hệ thống thu/mixing vs Hệ thống làm beat/phối khí?
- Dàn máy Thu/Mixing có độ ổn định, trâu chó, tốc độ xử lý mạnh hơn, mát hơn nên sẽ bền hơn. Một “ưu điểm” nho nhỏ: chuột và bàn phím nhỉnh hơn xíu :v
- Dàn máy làm beat/phối khí có khả năng load nhiều nhạc cụ ảo hơn, khi chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc thì có thể cho đáp ứng tốt hơn 1 chút vì RAM nhiều gấp 2.
Linh kiện tùy chọn cho 2 dàn máy?
- Card đồ họa (VGA): Nếu bạn thích bổ sung card đồ họa để chơi game, xem film 4k không che thì bạn phải giảm chất lượng case (tương đương độ mát, tuổi thọ hệ thống) kèm theo cắt đi ổ SSD (ảnh hưởng lớn tới hiệu năng)
- UPS (theo ý kiến của tôi, đây là linh kiện gần như bắt buộc phải có). Click để xem lý do tại sao.
Đặc điểm
15 triệu so với 10 triệu là gấp 1.5 lần. Hay nói 1 cách to tát hơn là gấp rưỡi!
Nhưng điều đó có đồng nghĩa với việc bạn nhận được hiệu năng tốt hơn 1.5 lần hay không thì đó còn là một dấu hỏi.
Đây là hệ thống máy tính làm nhạc cấp trung (mid-end). Thực ra nói cấp trung là hơi nâng bi em nó quá. Đáng lẽ dàn 10 triệu cũng chưa được gọi là Low-end do chúng ta đang xây dựng cấu hình máy làm việc chuyên nghiệp, do đó tiêu chuẩn của chúng ta khác với giới văn phòng lướt web, FB và chơi Pikachu.
Hệ thống Mid-end này sẽ mang lại cho bạn (có 1 số điểm tương đồng dàn 10 triệu):
- Tốc độ khởi động, nạp ứng dụng vượt trội so với dàn máy 10 triệu do có ổ SSD
- Độ ổn định, trâu chó, tuổi thọ cao, đặc biệt là với dàn máy thu âm/mixing
- Các tác vụ văn phòng? Lướt web? Xem film full HD không che? Muỗi!
- Nuốt tất cả các thể loại project nhỏ hoặc mix vocal + beat với độ trễ thấp
- Thu âm project trung bình (50-60 track) với độ trễ rấp thấp (128 Samples Buffer)
- Mixing tốt với các project cỡ trung 40-60 track tại 1024 samples, đến tận gần cuối session mới phải nâng sample size lên để tránh giật
- Chạy được nhiều nhạc cụ ảo cùng một lúc hơn đáng kể so với dàn máy 10 triệu
- Xuất 2 màn hình (max 1920×1080) không cần card VGA rời
- Khả năng mở rộng, nâng cấp khá: có thể gắn thêm HDD/SSD/SHHD, DSP Card, IEEE 1394 Card, PCI/PCIe Audio Interface, VGA, nâng cấp CPU, RAM (max 32GB 1600 Mhz)
Nếu sau 1 thời gian bạn muốn nâng cấp hoặc cho máy cắn thuốc?
Dàn máy làm nhạc 15 triệu (mid-end) này dù có khả năng nâng cấp tốt hơn hệ thống 10 triệu nhưng do vẫn dùng mainboard MicroATX nên chỉ dừng ở mức khá. Tuy nhiên, do sử dụng bo mạch chủ cao cấp hơn nên số khe cắm mở rộng nhiều hơn, đủ để bạn cải thiện đáng kể năng lực của hệ thống lẫn cắm thêm các DSP Card, sử dụng Audio Interface chạy giao tiếp PCI/PCIe.
Nếu bạn muốn lên nhiều hơn nữa? Hãy đón đọc bài viết về hệ thống máy tính làm nhạc 20 triệu và hệ thống Extreme sắp tới.
Chúc bạn mua sắm vui vẻ!
Xion says
Em thấy nên thay con ssd intel bằng con liteon-l9s, ngon hơn mà giá tương đương
Nguyễn Thái Hà says
Hi Xion,
Cảm ơn gợi ý của bạn. Trong các SSD mà mình ngâm cứu và hỏi bạn bè làm bên bán đồ IT, thì SSD của Intel rất ổn định và tỷ lệ bảo hành thấp nhất. Bởi vậy mình quyết định chọn Intel vì độ ổn định là yếu tố quan trọng (đôi khi còn hơn cả hiệu năng) đối với 1 hệ thống làm việc chuyên nghiệp.
@all: Nếu ae nào cảm thấy thích hiệu năng hơn thì có thể cân nhắc gợi ý của Xion nhé! 😉
Nguyễn Thái Hà
Xion says
Em dùng ssd intel nhiều rồi. Trong giới chơi ssd thì đúng intel là ổn định và ngon, nhưng đó là với loạt hàng cao cấp. Loại thấp như con 530 em nhớ không lầm là chip tạm ổn thôi. Cá nhân em dùng 530 khoảng 3 năm thì có hiện tượng bị treo máy do ổ ssd. Hehe chắc em xui. Còn con l9s đó em nhớ hiệu năng và giá thành hơn con 530. Theo thông số nhà sx thì đôi khi không đúng. Còn test thực tế thì l9s vẫn ngon nhất hiện giờ (30/06/2015)
Adom Doledas says
Khong nen dung SSD Lite On: http://vozforums.com/showthread.php?t=4279111
KO Tệ Lắm says
Not bad 🙂
Dương says
Tất cả đầu tư của em đều mạnhhơn danh sách kinh kiện trong máy 15 triệu của anh Hà, chỉ trừ RAM của em có mỗi 8GB, đã vậy lại còn chắp ghép (2+2+4=8), bus 1333 . Cho em hỏi là với nhu cầu làm beat,phối khi thì em có cần phải chuyển sang RAM bus 1600 như anh trình bày không ạ, ram 8gb có ảnh hưởng gì không ạ ? Em xin cám ơn
Nguyễn Thái Hà says
Chào Dương,
Nếu bạn phối khí trên máy tính thì RAM nhiều là yếu tố cần thiết và thiết lập DUAL RAM sẽ giúp hệ thống của bạn không bị thắt cổ chai. Bạn nên đổi 2 thanh 2 GB thành 1 thanh 4GB hoặc bán cả 3 thanh đó đi nâng cấp lên 2 thanh 8GB. Việc sử dụng bus 1333 hay 1600 còn phụ thuộc xem bo mạch chủ của bạn có hỗ trợ 1600 hay không.
Bạn hãy kiểm tra kỹ thông tin của Bo mạch chủ và mua loại RAM có bus tương ứng. 1 số motherboard cho phép dùng xung nhịp RAM cao nhưng khi thiết lập Dual Channel Ram thì lại phải chọn ram có xung nhịp thấp hơn. Bạn lưu ý việc này nhé.
Nguyễn Thái Hà
Adom Doledas says
Hi Dương,
Speed RAM và dung lượng không quá quan trọng trừ khi bạn đang thực hiện phối những dự án khổng lồ với vài chục đến vài trăm VSTi, thường là nhạc hơi hướng hàn lâm một chút. Dung lượng RAM vẫn quan trọng hơn là bandwidth (speed, latency,…), nên nếu bạn muốn nâng cấp thì đầu tư dung lượng RAM sẽ có lợi hơn, và nên dùng những thanh RAM giống nhau cho các channel để nâng tính ổn định. VD như nếu main bạn dùng sử dụng Dual Channel DDR và có 4 khe ram thì với đk lí tưởng thì cả 4 khe đều nên dùng đúng 1 model ram, nếu bạn phải dùng 2 này 2 kia thì cố gắng để channel A giống channel B (vd A 4GB+2GB B 4GB+2GB thay vì A 4GB+4GB B 2GB+2GB), như vậy mới đạt hiệu năng tối đa và giảm thiểu lỗi từ hệ điều hành và phần mềm (nhất là khi đa số đều dùng crack). Tương tự như Tripple Channel và Quad Channel DDR (trên các hệ thống X58, X79 trở đi).
Nếu bạn mới làm beat và có card màn hình rời (để không ăn RAM hệ thống), thì thường 8GB là đủ, khi các project bạn làm xuất hiện nhiều bộ tiếng và các bộ tiếng có dung lượng lớn hơn, lúc đó bạn sẽ chạm trần 8GB khá dễ dàng (bạn có thể xem trong TaskManager ở Win 8 trở đi để biết bạn đang dùng tổng cộng bao nhiêu RAM), lúc đó việc nâng RAM là không thể tránh khỏi.
Đầu tư 1 hệ thống mạnh không phải là không tốt, nhưng hợp lí hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu và khả năng (cả sử dụng lẫn tài chính) của mỗi người.
Vài dòng chia sẻ, tuy có thể không giải đáp được nết nhưng ít ra cũng giúp bạn có thêm thông tin. Chúc bạn vui.
Nguyễn Thái Hà says
Hi Adom,
Vì các comment chất lượng của bạn, mình đã buộc phải login và tìm extension vote comment cho WordPress cài đặt thêm vào Tạp chí MIX.
Cảm ơn bạn rất nhiều. 😉
Nguyễn Thái Hà
Adom Doledas says
Hi,
Mình chỉ muốn đóng góp nho nhỏ để bạn đỡ đc phần nào việc mất tập trung do phải trả lời quá nhiều comment. Với tiêu chí tuyệt vời của TCM là KHÔNG GIẤU NGHỀ thì mình rất ủng hộ và cố gắng tham gia 1 ít nào đó, hi vọng sẽ cải thiện đc chất lượng âm nhạc Việt Nam phần nào, vốn dĩ rất crappy hiện nay. Vì khá nhiều producer/”ME” ở VN hiện nay, tuy tay nghề non trẻ nhưng tự cho mình là master, không hoặc ít ai bằng (thường là sau khi họ tự tìm tòi đc 1 kĩ thuật hay sáng tạo đc 1 thủ thuật nho nhỏ nào đó, mà những người cùng nghề xung quanh chưa biết).
Kĩ thuật thì ai cũng học đc, nó cũng như toán cơ bản vậy, nhưng nghệ thuật thì không phải ai cũng biết tiếp thu, càng hiếm người có thể sáng tạo, nó cũng như tư duy logic, tư duy trừu tượng. Âm nhạc là nghệ thuật, là cảm xúc, thế nên những người hoạt động trong ngành này mà dựa vào kiến thức, kĩ thuật để phân bậc cao thấp, giỏi kém, ấy là những người nông cạn, trì kéo cái đẹp, cái hay chung của âm nhạc cho mọi người. Rất tiếc là ở VN rất nhiều những người này, không thoát đc tâm lí sợ người khác hơn mình, giấu đc cái gì thì giấu, không chỉ riêng lĩnh vực này mà là phần lớn người Việt nói chung.
Mình còn muốn nói khá nhiều, nhưng luyên thuyên mãi mà động chạm nhiều cũng chả hay, nên mình chỉ muốn nhắc lại là rất ủng hộ tư tưởng và hoạt động của TCM. Hi vọng bạn sẽ giữ đc như thế này lâu dài.
Adom
Nguyễn Thái Hà says
Cảm ơn bạn rất nhiều 😉
Nguyễn Thái Hà
nguyenson2402 says
Bài viết tuyệt vời!
Em đề xuất TCM nên viết thêm loạt bài tư vấn các gói thiết bị studio trong các tầm giá và nhu cầu khác nhau 🙂
Nguyễn Thái Hà says
A đã nghĩ vụ đó rồi nhưng chủ đề này dễ gây war lắm. :v Khi nào rảnh sẽ “đánh liều” phát xem sao :V
phong says
cho mình hỏi,khi cắm cổng dvi thì có phải thiết lập lại máy không,nếu có thì như nào vậy bạn,mình đang dùng h81,mình cắm cổng VGA thì vẫn ok nhưng chuyển sang cắm cổng DVI thì lại ko được….hjxhjx
Huy Toàn Nguyễn says
Không cần phải chỉnh gì cả bạn ạ. Vì cổng DVI có đặc tính là có thể truyền tải đc cả tín hiệu analog (như cổng D-Sub hay như bạn gọi là vga) hoặc tín hiệu digital.
Bạn nói cắm không được là nó có báo lỗi gì không, hay hiện tượng thế nào?
Lê Văn Chấp says
Chào anh! Cho em hỏi, khi sử dụng ổ SSD để cài hệ điều hành và phần mềm chủ như nuendo chẳng hạn, như vậy các nhạc cụ ảo mình sẽ cài vào ổ nào ạ. Nếu cài vào ổ khác ổ C có ổn định không anh. Vì em nghe nói mình nên hạn chế ghi dữ liệu mới trên SSD để tăng tuổi thọ chúng. Và vì một số nhạc cụ ảo bắt buộc cài data của chúng vào ổ C luôn. Anh có giải pháp nào không ạ. Xin cảm ơn!
Nguyễn Thái Hà says
Chào Lê Văn Chấp,
Ổ SSD bạn có thể cài hệ điều hành, các ứng dụng cốt lõi để vận hành hệ thống, plugin phục vụ mixing (vốn chiếm rất ít dung lượng). Còn VSTi, loops, samples library bạn hãy cài sang ổ SSHD (dạng ổ lai đọc rất nhanh, chỉ thua SSD 1 tí).
Nhiều VSTi có cơ chế cài rất thông minh (ví dụ Superior Drummer, EWQL…) cho phép cài phần lõi riêng và phần chứa thư viện sample riêng (đây mới là phần nặng). Bạn có thể cài phần lõi lên ổ SSD (trong bối cảnh này là ổ C) còn thư viện sample thì cài sang ổ SSHD. Bạn hãy tách ổ SSHD ra 2 phân vùng. 1 phân vùng (ví dụ ổ D) chứa Project làm việc. 1 phân vùng (ví dụ ổ E) chuyên chứa thư viện samples, loops nhé.
Đối với các nhạc cụ ảo bắt buộc cài data chung với nơi cài phần lõi, bạn hãy chỉ định thẳng nơi cài sang ổ E ngay từ đầu.
Nguyễn Thái Hà
Lê Văn Chấp says
Chào anh! Cho e hỏi thêm, vấn đề hệ điều hành. Ta nên xài window bản nào ạ. Vì một số plugin, vst, vsti xài tốt ở xp nhưng lên win 7, chỉ xài tốt cho bản 32 bit, còn 64 bit lai bi lỗi. Vơi cấu hình máy trên, ta phải xài bản 64 bit mới nhận đủ ram. Còn win 8 thì ntn hén anh. Mong nhận được lời khuyên từ anh. Cảm ơn anh.
Nguyễn Thái Hà says
Chào Chấp,
Để đạt sự tương thích tối đa trên Windows 7 x64, bạn có thể cài phiên bản DAW x86. Các plugins x86 vẫn nhận đầy đủ. Nếu DAW của bạn hỗ trợ ngược x86 trên phiên bản x64 (giống REAPER) thì bạn cần chỉ định thư mục cài đặt VST x86 của bạn để nó scan là được.
Chúc bạn thành công.
Nguyễn Thái Hà
Truonggiahuy says
Chào ban,Mình làm nhac và thu âm bằng phần mềm reaper ,Phần mềm rất nhanh va linh hoạt, chỉ tiếc một điều là phân mềm không hỗ trợ nhạc cụ ảo, minh có dung hypesonic2 nhung ko thich lam,minh muôn dung vsti ,mong ban có thể giúp mình điều gì đó nên làm,Cảm ơn bạn nhiều.