Kết thúc chuỗi ngày dài làm việc cường độ cao trong studio, bạn cảm thấy kiệt sức và muốn nghỉ ngơi một chút? Cũng tốt. Bạn nên thế.
Nhưng nếu có 1 ông khách sộp đến, nhét vào quần sịp của bạn 300 triệu và bảo cần thu âm và mix full band 1 album 10 bài, 10 ngày sau lấy hàng. Bạn sẽ làm gì?
“Anh ơi cho em ngủ 1 ngày đã” hoặc cha cố làm trong tình trạng lơ ngơ để rồi trả người ta 1 đống c*t không hơn không kém? Cả 2 phương án đều không có lợi.
Bạn phải làm gì đó ngay từ bây giờ để tránh bị hụt mất con “cá” kia. Hãy bắt đầu với những thứ đơn giản! 😉
1. Nghỉ 5 phút để làm việc hiệu quả hơn, khỏe hơn
Bạn có biết chỉ cần chia khoảng thời gian làm việc của mình ra thành nhiều block (khoảng) nhỏ kéo dài tầm 45 phút bằng những đợt nghỉ ngắn 5-15 phút, bạn có thể cải thiện đáng kể khả năng tập trung và sự dẻo dai của mình?
Oh Yes! Khả năng tập trung liên tục của con người có giới hạn. Nếu từng nghe về lý thuyết Attention Span, bạn sẽ thấy thực sự việc cày cuốc 10-12h liên tục không có hiệu quả cao như bạn tưởng. Đó cũng là 1 cách tốt để… lãng phí thời gian và sức khỏe.
Có 2 cấp độ của sự chú ý. Trọng tâm và Bền vững.
Với cấp độ Trọng tâm, cơ chế tự nhiên đáp ứng với những thứ gây chú ý xung quanh sẽ khiến bạn ngay lập tức chuyển hướng tập trung sang việc/vật khác (ví dụ: chuông điện thoại, vòng 1 nóng bỏng được khoe 1 cách khéo léo của 1 cô gái đôi mươi…). Khoảng thời gian tối đa của cấp độ chú ý Trọng tâm này ngắn hơn chúng ta tưởng rất nhiều: 8 giây. Sau đó, có người sẽ quay trở lại làm việc tiếp, có người thì sẽ đứt luôn mạch công việc và chuyển sang trạng thái khác.
Cấp độ Bền vững là cái chúng ta cần quan tâm hơn. Nó liên quan tới việc bạn có khả năng làm việc với năng suất cao, cho ra kết quả có chất lượng tương đồng trong bao nhiêu lâu. Một ví dụ đơn giản sau sẽ giúp bạn hiểu rõ về Sự chú ý Bền vững:
Nếu bạn là nhân viên rửa bát ở 1 hàng ăn, bạn có thể rửa bát liên tục và sạch như 1 cái máy trong bao lâu mà KHÔNG làm vỡ bát/trượt tay? Dấu hiệu của việc mất Sự chú ý Bền vững là khi làm vỡ bát, trượt tay hoặc chuyển sang làm việc khác.
Đa số người trưởng thành (khỏe mạnh) có khả năng duy trì tối đa Sự chú ý Bền vững trong 40 phút. Nếu bạn nghĩ mình có thể duy trì lâu hơn, đó đơn thuần là việc bạn bị mất Sự chú ý Bền vững, sau đó lại nhanh chóng quay trở lại với công việc hiện tại mà thôi.
Việc bạn có khả năng làm thứ gì đó một cách thành thạo hoặc say mê cũng giúp Sự chú ý Bền vững duy trì lâu hơn một chút, nhưng không nhiều.
Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, điều vô cùng quan trọng luôn được nhắc tới đó là sự ổn định về chất lượng công việc. Bạn cày cuốc 4-6h “liên tục” và bạn cho rằng đó là mình tập trung. Nhưng thực chất, sự ổn định và minh mẫn trong quá trình đó không hề như nhau mà lúc lên lúc xuống. Bộ não của bạn, với bản năng tích cực và thủ dâm, sẽ đánh lừa bạn rằng bạn là người rất chăm chỉ, chuyên nghiệp và bạn đang làm việc có hiệu quả/chất lượng cao. Đó là lý do khiến bạn vẫn mong muốn duy trì thói quen này.
Dù bạn có làm như thế nào đi nữa, nếu cứ liên tiếp làm việc không nghỉ trong khoảng thời gian như vậy, giai đoạn ngắn giữa các block Chú ý Bền vững luôn có hiệu quả rất thấp! Tôi không nói đó là lúc bạn check Facebook, xem xiếc hay chat chit. Tôi ám chỉ đó là lúc hiệu quả, sự minh mẫn của bạn đi xuống mà bạn KHÔNG hề tự nhận ra (đọc lại đoạn trên về cơ chế tự thủ dâm của não bộ). Não muốn nghỉ nhưng người, lý trí không cho nghỉ sẽ khiến nó mệt mỏi, sức khỏe giảm sút.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu thay vì như vậy, bạn chia thành các block làm việc thật sự tập trung 45 phút và xen kẽ bằng khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn 5-15 phút? Thật tuyệt vời. Bộ não sẽ được thỏa mãn bản năng đòi nghỉ ngơi của nó! Đầu óc bạn sẽ được giãn ra, phục hồi sau một đợt lao động liên tục và chuẩn bị cho 1 block Chú ý Bền vững 45 phút tiếp theo! Cơ thể bạn sẽ không phải căng cứng lên chịu đựng nữa mà được thư giãn khiến bạn cảm thấy sung sức hơn.
Bạn có để ý thấy mỗi tiết học chỉ kéo dài 45 phút? Các chuyên gia giáo dục không ngu đâu!
Chưa kể đối với dân làm Mixing hay Mastering, nghỉ 15 phút sau mỗi block 45 phút sẽ khiến tai bạn được tươi mới trở lại. Não người có cơ chế nhanh chóng tự làm quen với mỗi dạng âm thanh mới và cho rằng nó là… hay nếu bạn nghe lặp lại liên tục. Khoảng nghỉ 15 phút này sẽ phá vỡ “quan điểm” về âm thanh hay vừa được thằng não manh nha hình thành, giúp bạn ra quyết định mixing, mastering chuẩn xác hơn.
Vừa khỏe người, vừa khỏe tai, vừa tập trung tốt hơn, làm việc ít hơn, vừa duy trì chất lượng/hiệu quả công việc ổn định hơn, vừa tránh bệnh… trĩ. Bạn có muốn thử?
2. Điều chỉnh tư thế đặt tay lên mặt bàn
Hãy cùng tôi dùng tay trái sờ vào cườm tay (palm) phải. Bạn có thấy có 1 vết chai lồi lên? Sau những ngày dài làm việc liên tục trên máy tính, đã bao giờ bạn thấy đau khu vực cổ tay? Đây là triệu chứng chung của những người làm việc nhiều với máy tính (dân văn phòng) chứ không chỉ dân làm nhạc.
Nguyên nhân là do cổ tay chúng ta liên tục phải tiếp xúc với bề mặt cứng, phải chịu lực từ cánh tay. Qua thời gian, nó sẽ hình thành những vết chai, đôi khi khiến bạn cảm thấy đau đớn. Bạn sẽ vừa phải hứng sự khó chịu này vừa làm việc dẫn tới giảm khả năng tập trung, giảm chất lượng công việc.
Cách khắc phục là gì? Đến bác sĩ? Cũng đúng. Nhưng trước hết bạn cần tự cứu lấy mình cái đã.
- Bước 1: Mua ngay 1 mouse pad và keyboard palm rest để giảm bớt đau đớn cho cườm tay bằng cách làm mềm bề mặt tiếp xúc.
- Bước 2: Thi thoảng đổi tư thế tựa tay lên chuột và Keyboard. Rất nhiều bệnh/chấn thương sinh ra do những hành vi, tư thế lặp đi lặp lại quá nhiều lần mặc dù đó chỉ là những thao tác rất nhẹ nhàng! Thay vì tựa cườm tay lên mouse pad hay keyboard palm rest, bạn hãy cho nó tựa vào… không khí như hình dưới đây.
- Bước 3: Tận dụng 2 thanh đỡ tay của ghế. Nó sinh ra không phải để trang trí. Nếu có lúc bạn thấy vướng và tháo ra thì đây là lúc bạn lắp lại để sử dụng đúng mục đích của các nhà thiết kế. Hãy nhẹ nhàng tựa khuỷu tay lên thanh đỡ này, nhờ đó lực dồn xuống cườm tay sẽ giảm đi đáng kể.
3. Đầu tư 1 chiếc ghế tốt và đổi tư thế ngồi
Dân làm studio có chung danh sách bệnh nghề nghiệp với đại đa số dân văn phòng vì đặc thù phải ngồi rất nhiều trước máy tính. Trong quá trình này, lưng là bộ phận chịu lực khủng khiếp nhất và cũng dễ tổn thương nhất do đa số chúng ta không để ý tới tư thế ngồi của mình.
Hậu quả lâu dài sẽ là các chứng bệnh cột sống, gù lưng, thoái hóa đốt sống cổ/thắt lưng, bệnh trĩ gây ra những cơn đau bất tận và giảm chất lượng “đường hình” của các anh em. :v Tất nhiên, sức khỏe giảm luôn đi kèm với độ trâu chó và hiệu quả công việc giảm.
Một chiếc ghế tốt không chỉ giúp bạn có cảm giác ngồi “sướng” hơn mà còn trợ lực rất tốt cho lưng của bạn. Có những thiết kế “ép” bạn phải ngồi thẳng lưng! Ban đầu bạn sẽ thấy không quen. Tin tôi đi, tiền nào của nấy. Những chiếc ghế cao cấp được thiết kế với những tiêu chuẩn ergonomics (công thái học) rất cao giúp bảo vệ sức khỏe người sử dụng và thuận tiện tối đa.
4. Giữ phòng làm việc sạch sẽ, gọn gàng
Đừng vội gào lên. Tôi biết điều này rất khó. :v
Có lần tên Phạm Bình bảo với tôi: “Giờ em lại thấy thích việc dọn phòng rồi. Anh thử mà xem, cảm giác refresh cực!”. Tất nhiên, tôi giống các bạn, nghe thấy bùi tai nhưng chưa làm ngay. Nhưng mấy hôm sau, tôi dọn thử và… Cảm giác thật Yo Most! Có cái gì đó là lạ, tươi mới. Nó tiếp cho tôi thêm năng lượng, cảm hứng và làm tôi muốn lao vào làm việc ngay.
Tác dụng của công việc này phần lớn là tâm lý. Tuy nhiên, việc bớt chút thời gian dọn dẹp phòng sẽ khiến bạn có thêm hoạt động “tay chân”, làm người chúng ta bớt rệu rã. Khi tâm lý đã tốt, bạn sẽ thấy sung sức hơn. Mặt khác, ngồi làm việc trong một không gian thoáng đạt, sạch sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng, cảm hứng. Đầu óc bạn sẽ bớt bị phân tán bởi đống giấy lộn, gạt tàn thuốc lá, dây nhợ lằng nhằng làm “bẩn” tầm nhìn.
Hãy thử 1 lần và duy trì hoạt động này ít nhất 1 lần/tuần để kiểm nghiệm lời tay Bình nói nhé!
5. Sinh hoạt điều độ
Nếu bạn luôn ở trong tình trạng phải có hứng mới làm việc được, bạn vẫn chưa phải là 1 cỗ máy sản xuất công nghiệp chuyên nghiệp. Việc ăn ngủ, làm tùy hứng là nguyên nhân số 1 khiến sức khỏe, sự minh mẫn, sự tập trung dài hạn của bạn đi xuống.
Tôi đã tìm hiểu thói quen sinh hoạt của rất nhiều người thành công (kể cả doanh nhân lẫn dân làm nhạc), đa số họ đều sinh hoạt rất điều độ và cực kỳ coi trọng sức khỏe. Chắc họ không ngu hơn tôi hay bạn phải không? Nếu bạn cần ví dụ, hãy học ngay Chris Lord Alge.
Bạn có thể thức khuya, miễn là bạn đảm bảo mình ngủ đủ số giờ cần thiết. Tuy nhiên, tôi cho rằng chả có lý do gì để thức quá khuya cả. Hãy tạo cho mình thêm nhiều cơ hội làm việc bằng cách sync (đồng bộ hóa) thời gian với thế giới xung quanh. Bạn có thể bàn bạc công việc với người khác ra sao nếu họ bắt đầu làm việc vào 8h sáng và gọi điện cho bạn khi bạn đang trương dé lên ngủ? Tỉnh dậy đi! Kể cả làm nghệ thuật, bạn vẫn cần phải có tác phong công nghiệp 1 tí.
6. Bonus: Ngoáy tai thường xuyên
Bạn mix phọt c*t mà vẫn không hiểu tại sao bản mix nghe như c*t vào 1 ngày khác? Một phần là vì sau một thời gian đủ dài, tai chúng ta sẽ F5 hệ quy chiếu âm thanh và đó là lý do bạn nghe sản phẩm của mình thấy khác đi. Tuy nhiên, rất nhiều khi đó là do chúng ta vừa… ngoáy tai sau 1 thời gian dài ở bẩn :v
Nghe thật thô bỉ và ngu ngốc. Nhưng việc ngoáy tai thường xuyên sẽ giúp bạn nghe chính xác hơn những người 1 tháng ngoáy tai 1 lần. Bạn sẽ mix thế nào nếu phủ 1 cái áo mỏng lên mặt trước loa? Tôi không cần giải thích thêm nữa phải không?
Sự trâu bò có được nhờ sức khỏe thể xác và tinh thần
Học và Làm trong lĩnh vực y tế được 9 năm, tôi có may mắn được hiểu chính xác định nghĩa về sức khỏe – cái gốc của khả năng làm việc bền bỉ với chất lượng cao. Nói một cách đơn giản, sức khỏe gồm 2 phần thể chất và tinh thần. Hãy chăm sóc cả 2 khía cạnh này thật tốt, bạn sẽ luôn có khả năng bám trụ lâu dài bất kể project lớn đến đâu.
Nếu project quá lớn mà vị khách “sộp” ở đầu bài bắt làm trong 1 thời gian ngắn, bạn có làm không? Theo tôi, bạn không nên nhận lời ngay mà thương lượng với ông ta về thời hạn làm việc. Nếu nhất quyết không thể thay đổi? Hãy tăng tốc quá trình bằng cách mời thêm nhân sự tham gia vào làm cùng chứ đừng thức ngày thức đêm để làm. Đây chỉ là vấn đề phân bổ nguồn lực mà thôi. Tuy nhiên, nếu chia nhỏ ra cho nhiều nhân sự khác, bạn phải kiểm soát chất lượng thật tốt.
Trong quản lý dự án chuyên nghiệp, tôi và đồng nghiệp thường xuyên phải đau đầu về 1 thứ: sự cân bằng trong Tam giác Quản lý Dự án (Project Management Triangle). Có 3 yếu tố luôn phải cân nhắc, đánh đổi cho nhau đó là: Phạm vi, Thời gian và Nguồn lực. Tuy nhiên, cả 3 yếu tố này chỉ xoay quanh 1 yếu tố quan trọng nhất – Chất lượng. Chất lượng là thứ tôi không bao giờ đánh đổi. Nếu muốn tăng/giảm 1 trong 3 yếu tố ban đầu, hãy lấy các yếu tố khác bù lại làm sao để bạn vẫn ra được chất lượng tương đương.
Hi vọng bài viết này phần nào sẽ giúp các bạn có thêm cảm hứng làm việc hoặc “thức tỉnh” lại 1 số con chiên đang trót lầm lạc với lối sống bê trễ, thiếu khoa học mà cứ nghĩ rằng làm nghệ thuật thì được phép như thế. Nếu bạn thấy lời tôi như đang vỗ vào mặt bạn hoặc quá thô lỗ, hãy coi như đó là lời nói thẳng mà ít khi bạn được nghe ở ngoài cuộc sống bùng nhùng kia. Chúc các bạn thành công.
Minh says
Bạn mix phọt c*t mà vẫn không hiểu tại sao bản mix nghe như c*t vào 1 ngày khác. kaka, quá chuẩn luôn !
LogicX says
Chinh xac minh cung bi dau o co va co tay. Cam on loi khuyen cua ban.
Hoàng king says
Cám ơn tapchimix chia sẽ những lời khuyên , kinh nghiệm thật hay .
Binh90 says
hiện giờ vẫn sử dụng adobe audition 1.5. vậy nên:
1/ 2 vocal chính e sẽ dùng những thông số comp, eq để điều chỉnh là đủ hay cần thêm revert vs delay nữa?
2/ vocal bè dậm e chỉnh những thông số như trên( eq vs comp) cộng thêm delay nữa để nghe vocal này hòa vs beat hơn là có đúng nguyên tắc ko?
3/ 2 vocal chính e nên pan sang 2 bên trái phải vs những chỉ số khác nhau hay giữ nguyên mức 0 là đẹp?
Cảm ơn sự quan tâm của bác, chúc bác 1 ngày làm việc vui vẻ và luôn giữ nhiệt tâm với tapchimix. e rất thích những bài viết của bác
Binh90 says
Chào bác,
em là người chơi rap lâu năm nhưng chưa có kinh nghiệm mix, e có vài câu hỏi nhờ bác giúp chút. Trc hết, e chơi rap oldschool nên thường e rec 2 vocal chính và 1 vocal bè dâm, và thời e rap cách đây 10 năm nên hiện giờ e vẫn quen sử dụng adobe audition 1.5. vậy nên:
1/ 2 vocal chính e sẽ dùng những thông số comp, eq để điều chỉnh là đủ hay cần thêm revert vs delay nữa?
2/ vocal bè dậm e chỉnh những thông số như trên( eq vs comp) cộng thêm delay nữa để nghe vocal này hòa vs beat hơn là có đúng nguyên tắc ko?
3/ 2 vocal chính e nên pan sang 2 bên trái phải vs những chỉ số khác nhau hay giữ nguyên mức 0 là đẹp?
Cảm ơn sự quan tâm của bác, chúc bác 1 ngày làm việc vui vẻ và luôn giữ nhiệt tâm với tapchimix. e rất thích những bài viết của bác
Nguyễn Thái Hà says
Chào Bình,
Câu hỏi của bạn khá là chung nên mình không thể trả lời chi tiết được.
1/ 2 vocal chính e sẽ dùng những thông số comp, eq để điều chỉnh là đủ hay cần thêm revert vs delay nữa?
Không kể rap hay pop hay rock, không có 1 quy luật nào về số lượng và chủng loại effect được dùng trên Vocal cả. Bạn hãy dùng nếu cảm thấy cần phải can thiệp vào vocal thôi.
Tùy cách đọc, sắc thái, tiết tấu (xin lỗi mình không rành nhạc rap nên không biết các thuật ngữ) mà bạn áp dụng các setting về Compression khác nhau. Đôi khi bạn sẽ phải dùng nhiều hơn 1 compressor mới quản lý nổi dynamic của vocal.
Với nhạc rap, nếu là mình, mình sẽ không dùng delay mà chỉ dùng reverb để làm vocal ăn bản mix hơn, sâu hơn 1 chút mà thôi. Bạn nên thiết lập reverb ít nhất có thể, đừng dùng nhiều long-tail reverb như với Pop Ballad.
2/ vocal bè dậm e chỉnh những thông số như trên( eq vs comp) cộng thêm delay nữa để nghe vocal này hòa vs beat hơn là có đúng nguyên tắc ko?
Phần background vocal, bạn nên xử lý nó đúng như 1 thứ làm nền cho lead vocal mà thôi. Bởi vậy, setting cho EQ và Compression cũng sẽ khác. Thường thì mình sẽ sử dụng Fast Attack trên background vocal để attack của Leadvocal được rõ nét hơn. Mình cũng sẽ dùng LowPass Filter hoặc các Peak filter đối lập với Lead Vocal giúp Background hòa quyện tốt hơn, không che lấp LeadVocal.
Về delay/reverb, lời khuyên của mình vẫn như trên.
3/ 2 vocal chính e nên pan sang 2 bên trái phải vs những chỉ số khác nhau hay giữ nguyên mức 0 là đẹp?
Nếu 2 leadvocal được pan sang 2 bên, bạn có thể group nó vào rồi dùng các Stereo EQ, Stereo Compressor xử lý chung.
Nếu 2 leadvocal bạn cùng để ở Center, bạn cần làm 1 track phụ mờ hơn track chính bằng EQ. Cách panning này sẽ làm cho LeadVocal nghe như có hiệu ứng Chorus, do đó bạn cần cân đối âm lượng giữa 2 track thật cẩn thận để cho hiệu ứng này bớt rõ ràng hơn.
Tuy nhiên, hãy sáng tạo 1 chút. Trong bài đôi lúc bạn để Center, đôi lúc bạn hãy pan 2 track leadvocal sang 2 bên rồi nhường lại Center cho track bè. Như vậy, bản mix của bạn sẽ có nhiều màu sắc hơn.
Hi vọng giải đáp của mình đã giúp bạn được chút ít. Có gì cứ hỏi thêm nhé.
Nguyễn Thái Hà
James says
Mình rất ưng cái vụ bông tai. Thường hay ra Bùi Thị Xuân cho mấy ẻm chọt tai cho nó refresh :))
Nguyễn Thái Hà says
Vụ này là anh cao cấp hơn bọn em đấy :v Bọn em chỉ tự sướng ở nhà thôi :v
doanmvi says
Đọc xong đi ngoáy tai liền :v
Nguyễn Thái Hà says
Chuẩn rồi. Nhớ đừng để nó thành tảng là mix nhạc hay ngay ý mà 😛