• Giới thiệu Team MIX
  • Liên hệ

Tạp chí MIX

  • Thu âm
  • Mixing & Mastering
  • Sự nghiệp
  • Công cụ
  • Sáng tác

10 mẹo nhỏ giúp bạn thu Electric Guitar tốt hơn

25/01/2017 viết bởi Nguyễn Thái Hà Leave a Comment

Thu âm Electric Guitar (guitar điện) là một trong những kỹ thuật dễ thực hiện nhất bên cạnh thu hát. Tuy nhiên, giống như bao nhạc cụ khác, để có được bản thu tốt, bạn cần phải để ý tới rất nhiều yếu tố từ quy trình làm việc cho tới trang thiết bị phù hợp, chất lượng tín hiệu, phong cách âm nhạc… Mình xin chia sẻ 1 số thủ thuật thu electric guitar (hoặc có thể hiểu là kinh nghiệm) tổng kết lại sau nhiều năm mần mò với nhạc cụ này.

1. Miking Amp thật hay sử dụng Amp giả lập?

Nếu bạn có guitar amp tốt, kỹ thuật chơi cực tốt và kỹ thuật miking tốt, hãy miking. Lý do rất đơn giản, khi thu âm với guitar amp bằng microphone, bạn đã cam kết với nguồn âm thanh thu được và rất khó chỉnh sửa những lỗi kỹ thuật, thay đổi guitar tone… Ngoài ra, tín hiệu thu từ microphone bắt lại cabinet có khả năng chịu xử lý hậu kỳ tốt hơn và dễ nổi hơn trong bản mix, theo kinh nghiệm cá nhân mình.

Thu âm Electric Guitar bằng microphone

Thu Electric Guitar bằng microphone

Đối với Amp Simulator (phần mềm giả lập guitar amp), hãy sử dụng custom Cabinet Impulse Response. Cabinet Impulse Response là các file .wav lưu lại đáp ứng âm thanh của cabinet trong một bối cảnh thiết lập cụ thể nào đó. Ví dụ: mic Sm57 đặt ngay sát củ loa thứ 1, nối với preamp API cắm thực tiếp vào RME UFX. Cách thức này thường cho âm thanh tốt hơn việc sử dụng tính năng giả lập Cabinet và mic có sẵn trong các phần mềm giả lập guitar amp.

2. Thu amp ngay hay thu DI rồi re-amp sau?

Nếu bạn có gu thẩm mỹ tốt và căn được âm thanh ưng ý ngay từ đầu, thu ngay hay Re-Amp không phải là vấn đề. Có điều nếu thu DI thì editing sẽ dễ hơn. Điều này đặc biệt quan trọng với Metal.

Thu DI có nghĩa là bạn lấy electric guitar cắm trực tiếp vào instrument input (Hi-Z) trên Audio Interface để thu lại tín hiệu trực tiếp từ đàn vào máy tính mà không qua bất cứ effect ngoài nào cả. Trong quá trình monitoring lúc thu, bạn có thể dùng tạm một phần mềm giả lập guitar amp để có âm thanh tạm ưng ý tại thời điểm đó.

Thu âm Electric Guitar với DI box

Thu Electric Guitar với DI box

Phương pháp này cho phép bạn tập trung vào thu cho tốt và thoải mái căn chỉnh tone sau khi thu xong, edit phần chơi cũng dễ hơn do tín hiệu còn nguyên bản. Mình sẽ có một bài viết riêng về kỹ thuật Re-Amp sau nhé.

3. Muốn giảm bớt tiếng loẹt xoẹt khi chuyển thế tay?

Tiếng loẹt xoẹt khi chuyển thế tay là một trong những tạp âm rất khó chịu, đặc biệt là đối với dân chơi rock và metal vốn thường sử dụng high-gain amplifier.

Bạn có thể hạn chế tạp âm này bằng cách luyện kỹ thuật chuyển thế tay cho dứt khoát, sạch sẽ kèm theo kỹ thuật bịt dây tốt trước. Sau đó mới sử dụng mẹo ngâm tay vào nước ấm 5 phút trước khi thu. Tuy nhiên phải cẩn thận vì lúc này tay sẽ dễ bị tổn thương hơn nếu phím đàn quá sắc hoặc dây đàn rỉ sét. Mà ai thu guitar với dây đàn rỉ sét 1000 năm tuổi?

4. Cỡ dây có quan trọng?

Bạn đang thắc mắc tại sao Dimebag Darrell chơi E Standard Tuning trong Cowboy From Hell mà tiếng guitar lại căng và nặng như vậy? Phần lớn âm thanh đó đến từ kỹ thuật chơi, cách căn chỉnh tone nhưng một trong những yếu tố quan trọng là cỡ dây. Đặc biệt là các dây trầm.

Chọn cỡ dây phù hợp là khởi đầu của monster guitar tone!

Chọn cỡ dây phù hợp là khởi đầu của monster guitar tone!

Cỡ dây càng to tiếng càng dày nhưng độ chặt càng giảm, yêu cầu kỹ thuật bịt dây tốt hơn và ngược lại. Với cùng 1 tuning và neck scale, dây càng to thì lực căng càng lớn. Bạn thử cố gắng hãm 1 cái xe lu và 1 cái xe đạp, cái nào dễ hơn?

Tuy nhiên, nếu đã thành thục các kỹ thuật bịt dây tốt khi chơi dây trầm “quá cỡ” so với tuning hiện tại, bạn sẽ ngay lập tức nhận thấy sự cải thiện trong tiếng palm mute, power chord của mình: căng hơn, có lực hơn, dày hơn.

5. Thu nhiều mic hay thu 1 mic?

Thu 1 mic mà biết đặt mic tốt thì sẽ cho kết quả nhất quán, an toàn, nhanh chóng. Thu nhiều mic mà biết làm thì sẽ có sự lựa chọn phong phú về tone, âm thanh cũng nhiều màu sắc hơn. Tuy nhiên, bạn phải chú ý vấn đề về phase khi thu nhiều mic.

Thu electric guitar sử dụng 2 mic SM57 và Royer R-121

Thu electric guitar sử dụng 2 mic SM57 và Royer R-121

Cá nhân mình khi thu Electric Guitar (và cả Acoustic Guitar) luôn hướng về sử dụng duy nhất 1 mic nhưng dành thời gian thử nghiệm cho tới khi có guitar tone chim ưng nhất.

6. Làm sao để tận dụng ưu thế của thu nhiều mic?

Căn chỉnh phase tốt, chọn các vị trí đặt mic khác nhau cho ra các âm thanh bổ trợ lẫn nhau (ví dụ 1 mic chuyên bắt phần trầm, 1 mic chuyên phụ trách body và attack (hãy nghe album “Clayman” của In Flames); hoặc 1 mic bắt tầm gần, 1 mic bắt tầm xa – có điều phòng phải ngon), kết hợp các loại mic khác nhau (ví dụ Condenser và Dynamic, Ribbon và Dynamic).

Những dòng nhạc như rock và metal thường sử dụng 1 mic hoặc nhiều là 2 mic. Tuy nhiên, các dòng nhạc như blues, jazz, funk, country, indie rock… có thể cầu kỳ hơn, sử dụng nhiều mic hơn. Bạn hãy thoải mái thử nghiệm và chuẩn bị tinh thần… rút kinh nghiệm. :v

7. Có nên thu ngay Delay/Reverb/Modulation effect từ guitar pedal?

Người chơi guitar, đặc biệt là người hay chơi phơ cục (guitar pedal) thường có riêng một loạt các effect pedal như delay, reverb, compressor, chorus… Điều này có lợi khi chơi live show vì họ có thể điều chỉnh tone linh hoạt trong quá trình chơi. Nhưng trong studio, đó lại là câu chuyện khác.

Thuyết phục các guitarist bỏ bớt effect pedal khi thu là một thách thức!

Thuyết phục các guitarist bỏ bớt effect pedal khi thu là một thách thức!

Theo cá nhân tôi, bạn không nên thu lẫn các effect trên trong quá trình thu electric guitar tại nhà vì nó sẽ hạn chế khả năng can thiệp, chỉnh sửa của bạn trong quá trình edit và mix. Những effect đó đều có thể sử dụng trong quá trình mix bằng cách đấu nối với External Device (chức năng phổ biến của các DAW chuyên nghiệp) hoặc sử dụng effect hardware/plugin khác.

Tuy nhiên, nếu việc sử dụng các hiệu ứng là chủ đích của bạn và bạn khẳng định như thế mới đúng “mùi” bạn cần: cứ thu, nhưng nhớ thu cho cẩn thận là được.

8. Tôi có thể có tiếng guitar đủ “ngon” với Amp giả lập được không?

Chắc chắn được.

9. Guitar Pick (miếng gảy) và Attack

Miếng gảy (pick) ảnh hưởng RẤT lớn tới tone guitar. RẤT lớn.

Guitar Pick - Muôn hình vạn trạng

Guitar Pick – Muôn hình vạn trạng

Không chỉ ảnh hưởng về tone mà nó còn ảnh hưởng tới cảm giác chơi. Bạn hãy “quạt chả” bằng pick 0.75mm và pick 2mm, hoặc solo bằng pick 2mm và pick 1.3mm để cảm nhận.

Pick đầu càng nhọn thì tiếng càng sắc nhưng lực cản càng lớn và ngược lại. Pick càng dày tiếng cũng có xu hướng dày theo và ngược lại. Độ dẻo của pick cũng là một trong những yếu tố cần cân nhắc. Chọn pick phù hợp ảnh hưởng lớn tới tiếng đàn nhưng quan trọng hơn cả là khi sử dụng loại pick đó bạn phải cảm thấy thực sự thoải mái.

10. Yếu tố nào Quyết Định để có THAT AWESOME Metal Rhythm Guitar Tone?

Trả lời: Người chơi.

Nghe Jeff Loomis chặt rhythm bạn sẽ đái ra máu và không bao giờ dám sờ vào đàn nữa...

Nghe Jeff Loomis chặt rhythm bạn sẽ đái ra máu và không bao giờ dám sờ vào đàn nữa…

Chúc các bạn thu guitar vui vẻ. Nếu có câu hỏi gì cứ hỏi ở dưới, mình sẽ chia sẻ thêm nhé. Hôm nay tạm thế này đã, còn rất nhiều thứ khác xung quanh guitar mình có thể chia sẻ thêm. Hẹn gặp lại.

 

(Visited 3,153 times, 1 visits today)

Nên đọc thêm:

  1. Làm track drums chuyên nghiệp cực dễ với EZdrummer
  2. 05 Kỹ thuật Thu âm Stereo Cơ bản
  3. Bên trong “Thế Giới Tưởng Tượng”
  4. Austrian Audio OC818: Khi công nghệ khẳng định giá trị
  5. Guitar Pro 5: Phần mềm soạn nhạc cực kỳ hiệu quả (Phần 1)
  6. Nếu soạn nhạc, đừng dùng Guitar Pro 6! Hãy dùng Guitar Pro 5!

Filed Under: Thu âm Tagged With: guitar, thu âm guitar, thủ thuật

DYNAMIK Pro Studio Monitors

About Nguyễn Thái Hà

Sound system & Acoustics Designer
Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực studio, thiết kế studio và hệ thống âm thanh, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng cộng đồng những người yêu âm thanh, âm nhạc phát triển bền vững ở Việt Nam.

Hãy kết nối với tôi qua Facebook cá nhân nhé!

Rất vui được làm quen và làm việc cùng bạn.

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

iSS Acoustics Thiết kế và Thi công Studio/Phòng thu Cao cấp tại Việt Nam

Nhiều người đọc

  • 6 thiết bị cơ bản để thu âm tại nhà với chất lượng chuyên nghiệp
  • Compressor cơ bản dành cho người “chậm hiểu”
  • Công thức mix nhạc tốt nhất của tôi
  • Cách sử dụng Reverb cơ bản và “an toàn” cho người mới tập mix
  • Cách sử dụng Cubase Elements 7 “miễn phí” và bổ sung Sidechain Input
  • MIDI 101: Xóa mù ngay kẻo mãi đi sau thời đại
  • Equalizer (EQ) 101: Phân biệt đẳng cấp Pro và Amateur
  • Cubase Elements 7: Bạn có sẵn sàng từ bỏ Cubase 5 Full?
  • Guitar Pro 5: Soạn nhạc như dân Pro (Phần 3)
  • 5 phím tắt tự tạo trong Cubase giúp bạn tăng hiệu quả làm việc

Đánh giá

  • T10S
  • Adam T8V
  • Austrian Audio OC818
  • Adam T7V
  • T5V
  • ATH-M20x
  • Harrison Mixbus 3
  • Desktop Konnekt 6
  • AT2020
  • Cubase Elements 7

About MIX

Tạp chí MIX chia sẻ những kinh nghiệm sáng tác và sản xuất âm nhạc, phát triển sự nghiệp âm nhạc dành cho những người yêu nhạc nghiêm túc. Đọc thêm về Team MIX

Tags

audio interface bass beat maker compression cubase daw delay diy drums eq guitar hướng dẫn học thu âm hỏi đáp khóa học khóa học phòng thu làm việc chuyên nghiệp microphone midi máy tính làm nhạc mới bắt đầu nearfield monitor nhạc lý phần cứng phần mềm phỏng vấn preset quan điểm reverb review routing sidechain signal flow song inspector studio monitor sản xuất âm nhạc the hit makers thu âm ban nhạc thủ thuật tiếp thị âm nhạc tâm lý âm học vst vsti đào tạo đánh giá

Copyright © 2013 Tạp chí MIX